Hình ảnh và uy danh nghiêm khắc của Thầy đã in đậm trong tâm trí của con. Chỉ cần   nghe tiếng Thầy hoặc ai đó nói đến Thầy thì dường như Tăng ni sinh khóa III Trường Trung cấp Phật học Bình Định đều nhớ câu đầu của mỗi bài kinh thầy dạy: “Tích hữu ngu nhơn, chí ư tha gia….” trong kinh Bách Dụ. Nó dường như là câu đề gắn liền với bóng dáng của Thầy mà bao nhiêu năm Thầy đi chiếc xe Cup 50 cọc cạch, một mình Thầy thầm lặng mang cái chữ, cái hạnh tu cho Tăng ni vì sự nghiệp giáo dục cho thế hệ trẻ. Có lần Thầy dạy:

– Học đi chứ con, sự nghiệp của người tu sĩ là học và tu nghen, không học lấy gì mà tu. Các chú, các thầy có đi cúng cho người ta thì cũng phải tu thì mới có phước, có đức mà lễ cho họ chứ không phải đọc mấy bài kinh suông mà trong tâm không có cái lực tu thì làm sao chú nguyện và làm sao là nơi nương tựa cho họ được hả các con? Học đạo cốt để nuôi dưỡng tâm, nếu không học lấy gì mà nuôi dưỡng, thỉnh thoảng các thầy và các chú lấy tay sờ đầu của mình coi thử nghen, coi lại mình thử nghen.

Cái chân ngôn giáo dục của Thầy thật đơn giản nhưng sâu sắc. Tuy vậy, Thầy không cứng nhắc, Thầy cũng rất tâm lý và thương anh em tăng ni trẻ.

      Có lần bốn huynh đệ chúng con đến chùa để xin thỉnh ý Thầy. Đúng lúc Thầy thỉnh chuông vừa xong. Thầy vẫn còn nguyên chiếc áo pháp và Thầy cười, Thầy hỏi:

– Trên trường có chuyện gì hay sao mà mấy đứa con xuống đây?

– Dạ!…. Da!…Dạ!… Không có chuyện gì ạ! Chúng con đến xin Thầy một việc thôi ạ!

Thầy ngồi xuống ghế và quay lại nhìn, Thầy nói:

– Các con uống nước đi. Sao? Chuyện gì nói thầy nghe coi ông. Gì mà cứ ấp a ấp úng dzậy?

– Dạ!…Dạ…Dạ!…. Bạch Thầy! Sáng nay có mấy anh em Trường trung cấp Phật học Nha Trang ra trường mình giao lưu, chiều nay đã có buổi chia sẻ với nhau về việc tu học giữa hai trường rồi. Theo mong muốn của mấy anh em chúng con, ngày mai có một trận giao lưu đá banh trước khi mấy anh em đó về lại Nha Trang. Nhưng ngày mai là tiết dạy của Thầy, nên anh em cử chúng con về đây xin Thầy hoan hỉ cho chúng con được một buổi giao lưu với nhau.

– Xin nghỉ để đánh banh hả?

– Dạ!…

– Phật ơi! Cái này các con xin Ban Giám Hiệu chớ. Ban Giám Hiệu bảo Thầy nghỉ thì Thầy nghỉ, nghen!

Nghe tới đây, mấy anh em hơi lo lắng và chột dạ. Nếu xin Ban Giám Hiệu thì tốt nhất là thỉnh mấy anh em kia về lại Nha Trang cho sớm chứ gan trời cũng không dám. Mấy anh em thầm nghĩ như vậy.

– Dạ!… Con không dám xin Ban Giám Hiệu ạ!

– Khó quá hén! Thầy cũng không dám cho nghỉ, Ban Giám Hiệu trách Thầy trưởng dưỡng mấy đứa con thì Thầy trò mình tiêu.

Lúc này mấy anh em đã có tia hi vọng vì Thầy cũng muốn cho nghỉ nhưng ngại Ban Giám Hiệu. Thầy nhìn quay lại thấy bốn anh em đang hồi hộp mà có lẽ khuôn mặt hiện lên cái thảm thương và cầu xin khẩn thành nên Thầy mở một con đường đại lượng.

– Thôi! Để thầy gọi điện cho Thầy Thư ký, xin Thầy một lời để cho có phép tắc rồi mấy anh em con giao lưu. Nhưng mà đá banh ở đâu dzậy mấy đứa con? Đá ở trường nghen.

– Dạ!… Vậy mai Thầy cho chúng con được được giao lưu ạ!

– Ừ! Nhưng mấy đứa con chơi cẩn thận không thì què chân là không đi học được.

– Dạ!

Nghe đến đây, sự hân hoan lên cực độ, nét mặt rạng rỡ hiện lên đôi mắt của bốn ông Tăng sinh tuổi đôi mươi. Thầy cũng vui theo và Thầy lại cười, cái cười của thầy quả thật là một sự ban ơn cáo quý cho mấy ông con con học Phật này.

      Tối hôm đó, có một họp bàn trước trận bóng giao lưu. Mấy anh em trường Nha Trang không đồng ý đá cái sân toàn là gốc xoài to tướng vì nguy hiểm khi chạy cùng với bóng nên yêu cầu đá một cái sân bóng đúng nghĩa. Cuối cùng lôi nhau đi đá chỗ khác.

      Sáng hôm đó. Thầy xuống trường. Mục đích của Thầy muốn xem các anh em trường mình và trường kia giao lưu thế nào. Nhưng không thấy bóng dáng một ai, chỉ còn lại vài huynh đệ không thích bóng đá ở lại tăng xá.

– Ủa chứ mấy đứa xin Thầy đá banh giao lưu mà đi đâu hết rồi bay?

– Dạ!… Kéo nhau đá chỗ khác rồi bạch Thầy, vì sân này toàn gốc xoài không đá được. Một tăng sinh thưa.

Thầy lặng lẽ dắt xe đi về. Có lẽ Thầy buồn vì không được xem mấy đứa học trò của mình thể hiện trong trận giao lưu đó. Thầy muốn xem trận đó không phải vì Thầy thích bóng đá mà vì Thầy muốn nhìn cái vui thanh niên mới lớn của mấy đứa học trò, muốn nhìn cái cười trong cái vui say sưa của những đứa con học Phật, muốn thấy cái không gian tự nhiên phía sau cái lớp học và trang giấy mà ngày nào thầy và trò cũng dành thời gian vào đó. Thầy muốn hoà vào cái niềm vui chiến thắng hoặc thất bại cùng với thế hệ trẻ của đạo cũng có nghĩa thầy muốn đồng hành cùng với tăng sinh trong các cảm xúc của đời sống phạm hạnh. Và cuối cùng, có lẽ Thầy cũng muốn nhân cái duyên của trận giao lưu này mà hồi tưởng về một thời thầy cũng là tăng sinh cắp sách đến học các bậc thầy khác để tìm cái chữ rồi cũng có những tháng ngày nó bình dị như Tăng sinh ở đây chăng! Nhưng Thầy đi về một mình trong lặng lẽ.

      Sau hôm đó, mấy anh em cảm thấy có lỗi với Thầy kinh khủng, muốn xuống tận chùa để sám hối Thầy. Nhưng rồi sợ Thầy buồn nên thôi.

      Nay được nghe Thầy viên tịch, chúng con mất đi cơ hội để thổ lộ với Thầy cái tâm tình đáng quý mà Thầy đã dành cho Tăng ni chúng con, chẳng phải chỉ cái chữ mà còn cả sự yêu thương, gần gũi của Thầy.

NAM MÔ TỪ LÂM TẾ CHÁNH TÔNG TỨ THẬP TAM THẾ BÌNH AN ĐƯỜNG THƯỢNG – Thượng ĐỒNG Hạ CHƠN- Hiệu MINH CHIẾU- TỰ THÔNG THIỆN HÒA THƯỢNG GIÁC LINH.

THÍCH ĐỒNG ĐẠO

 

Cáo phó

Ban tổ chức tang lễ

Lễ nhập kim quan

Các phái đoàn viếng

Tiểu sử

Cảm tạ

Cảm niệm ân sư

Cung tống kim quan

Cung văn tưởng niệm

Kính đảnh lễ Giác linh

Cảm niệm của cựu Tăng ni sinh

Khóc tiễn Thầy

Kính niệm Hòa thượng

Dáng hình danh Tăng

Điếu văn tưởng niệm

Cảm niệm HT Đồng Chơn

Thư mời viết bài cho kỷ yếu

Kính lạy Thầy

Tưởng niệm của BTS GHPGVN tỉnh Bình Định

Tưởng niệm của Trường TCPH Nguyên Thiều

Đệ nhất đọc sách Phật

Cảm nhập tháp

Đêm hoài niệm

Hoài niệm Tôn sư

Bậc Thầy khả kính

Điếu văn của BTS GHPGVN TP Quy Nhơn

Tri ân Hòa thượng chứng minh

Đảnh lễ Giác linh Thầy

Lạy Thầy

Nhớ Thầy

Kỉ niệm bên Thầy

Tâm nguyện bao la

Tiễn biệt Sư ông

Ký ức về Thầy

Thầy vẫn bên con trên những nẻo đường

Thầy đi…ai người răn nhắc?

Có Thầy trong cảnh vật quanh con

Đôi dòng hồi tưởng về Thầy

Tán dương công đức

Niệm ân Hòa thượng Viện chủ chùa Bình An

Thầy và Tăng sinh K.III

Đồng Chơn Viện chủ tán

Bóng hạc về Tây

Năm tháng có đợi chờ

Tấm gương sáng ngời

Ngài Bình An đã bình an

Con đã thấy pháp

Kính lạy bậc Thầy giới luật

Hình PHV Phước Huệ (1970)

Tịnh giới trang nghiêm, thiện nhập Phật tuệ

BÌNH LUẬN

Nội dung bình luận
Vui lòng nhập tên