Trong không gian trầm lắng, trang nghiêm trước Tam bảo, phút nhập từ bi quán của tất cả các anh chị em trại sinh, đã lắng lòng thanh tịnh, trong giờ phút thiêng liêng này, tất cả anh chị em trại sinh đã được nghe các anh chị trưởng sơ lược về ý nghĩa của lể truyền vô tận đăng.

Lễ truyền vô tận đăng bắt nguồn từ Pháp truyền Vô Tận Đăng xuất phát từ Kinh Duy Ma phẩm (Thứ tư) Bồ tát, đoạn nói về hành trạng của Bồ tát Trì Thế không chịu nhận 12 ngàn ma nữ do Thiên ma Ba Tuần dâng tặng, vì đi ngược lại nghi luật, giáo pháp của như lai. “Duy-ma-cật liền nói với ma rằng: ‘Các nàng này có thể tặng cho ta. Ta bằng lòng thâu nhận.” “Lúc ấy Duy-ma-cật nói với các nàng rằng: ‘Ma đã đem các cô tặng cho ta. Nay các cô nên phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.’ với các nàng, khiến cho tất cả đều phát đạo ý.“Lại nói rằng: ‘Các cô đã phát đạo ý rồi. Nay có những điều vui theo đúng pháp để cho tự vui lấy, chẳng nên vui với năm dục nữa.“Các thiên nữ liền hỏi: ‘Những gì là vui theo đúng pháp?’ “Đáp rằng: ‘Vui thường tin Phật, vui muốn nghe Pháp, vui cúng dường Tăng. Vui lìa năm dục, vui quán năm ấm như bọn oán tặc, vui quán bốn đại như rắn độc, vui quán nội nhập như xóm không dân cư. Vui tùy hộ đạo ý. Vui làm lợi ích chúng sinh. Vui kính dưỡng thầy. Vui làm việc bố thí rộng lớn. Vui giữ bền giới hạnh. Vui nhẫn nhục nhu hòa. Vui siêng gom góp căn lành. Vui thiền định chẳng loạn. Vui lìa cấu nhiễm, tỏ sáng trí huệ. Vui mở rộng tâm Bồ-đề. Vui hàng phục chúng ma. Vui cắt đứt các phiền não. Vui tịnh quốc độ của Phật. Vui thành tựu tướng hảo, tu các công đức. Vui trang nghiêm đạo trường. Vui nghe pháp sâu xa mà chẳng sợ. Vui với ba môn giải thoát. Vui chẳng sai thời. Vui gần bạn đồng học. Vui giữa nhóm người chẳng đồng học, lòng không ngăn ngại. Vui hộ trì những kẻ quen biết xấu. Vui gần gũi những người quen biết tốt. Vui lòng ưa mến cảnh thanh tịnh. Vui tu các đạo phẩm vô lượng. Đó là các niềm vui theo đúng pháp của Bồ Tát.’

Duy-ma-cật nói: ‘Này các cô, có một phép tu gọi là Đèn không dứt. Các cô nên học phép tu ấy. Đèn không dứt có nghĩa là, như từ một ngọn đèn, mồi sáng ra trăm ngàn ngọn đèn liên tiếp. Những chỗ tối đều trở nên sáng, mà ánh sáng không hề dứt. Cũng vậy, một vị Bồ Tát mở đạo cho trăm ngàn chúng sinh, khiến cho tất cả đều phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Mà cái đạo ý ấy cũng không bao giờ dứt. Tùy theo chỗ thuyết pháp, tự mình tăng trưởng tất cả pháp lành. Đó gọi là Đèn không dứt. Các cô tuy ở nơi cung ma, hãy dùng phép tu Đèn không dứt này mà làm cho vô số thiên tử và thiên nữ đều phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Đó là báo đáp ơn Phật, cũng là làm lợi ích lớn cho tất cả chúng sinh. Lúc ấy, các Thiên nữ lấy đầu và mặt làm lễ sát chânDuy-ma-cật, rồi theo ma vương mà trở về cung.

 Hôm nay các anh chị em đã thọ nhận  ánh sáng từ Tam bảo, từ Tăng Bảo truyền thọ cho các anh chị trưởng và rồi truyền lan đến các anh chị em. Từ đây chúng ta đã thọ nhận, dấn thân trên con đường nhiều gian nan thử thách. Nhận lảnh trách nhiệm sứ giả của tổ chức, người huynh trưởng khi thọ nhận rèn luyện, đã tham các trại huấn luyện, phải hoàn thành trách nhiệm được giao phó, phải có bổn phận thực hiện những yêu cầu mà tổ chức đề ra. Khi đã ý thức được bổn phận và nhiệm vụ của mình rồi, thì phân công việc gì, huynh trưởng tự hoàn thành việc ấy. 

– Là sứ giả người huynh trưởng phải tiếp nhận nhiệm vụ song hành, Tu học, rèn luyện đồng thời dấn thân đem ánh sáng giáo pháp làm an lạc cuộc đời. Hai nhiệm vụ này là hai tín lực nhân quả và tương duyên, suốt đời tự độ và độ tha.
– Là huynh trưởng luôn luôn thể hiện tinh thần vô ngã – vị tha , hoà đồng cùng tập thể, thương yêu đùm bọc, sách tấn tu tập nêu gương cho thế hệ đàn em.
– Là sứ giả người huynh trưởng luôn luôn điều phục thân, khẩu ,ý mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh.
– Là sứ giả người huynh trưởng luôn luôn hành trì chánh pháp, đạo phật đích thực là đạo thực hành, đạo Phật không phải là mớ giáo điều trang sức hay lý luận suông.
– Là sứ giả người huynh trưởng mang niềm tin đến với tuổi trẻ, bằng cuộc sống giản đơn, trong sáng, hiền hoà, nhẩn nhục, tháo vác, thương yêu, chia sẽ với các em.

Tinh thần châm ngôn, khẩu hiệu GĐPT luôn là kim chỉ nam trong cuộc sống người huynh trưởng. Chúng ta luôn luôn ghi nhớ, thực hiện 10 điều Tâm niệm của người huynh trưởng.

1 Tin vào đạo, tin vào Gia Đình Phật Tử.
2 Thông suốt đường lối Gia Đình Phật Tử.
3 Tránh sự huyển dụ của tà thuyết.
4 Yêu nghề dạy trẻ.
5 Trao dồi kiến thức.
6 Tuân kỷ luật và chịu sự huấn luyện.
7 Phát huy sáng kiến.
8 Tổ chức đời sống.
9 Làm việc có kế hoạch.
10 Tác phong nghiêm chỉnh.

 

GĐPTVN

BÌNH LUẬN

Nội dung bình luận
Vui lòng nhập tên