(Các vị giảng viên Học Viện Phật giáo VN tại TP.HCM, Lễ tốt nghiệp Khóa VI)

TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

Đề cương bài giảng

Luận Câu-xá

Bài 9 (4 tiết)

Phẩm 8 Phân Biệt định

HVPG VN tại Hà Nội và

HVPG VN tại TP.HCM

Giảng viên: TT.TS. Thích Giác Hiệp

 

  1. Giới thiệu
  2. Định nghĩa
  3. Bốn định Sắc giới

3.1. Sơ thiền

3.2. Nhị thiền

3.3. Tam thiền

3.4. Tứ thiền

4. Bốn định Vô sắc giới:

4.1. Không vô biên xứ

4.2. Thức vô biên xứ

4.3. Vô sở hữu xứ

4.4. Phi tưởng phi phi tưởng xứ

5. Diệt thọ tưởng định

6. Công đức

6.1. Bốn tâm vô lượng

6.2. Tám giải thoát

6.3. Tám thắng xứ

6.4. Mười biến xứ

7. Thiền định và Y học

8. Kết luận

 

  1. Giới thiệu

Định là pháp tu giúp hành giả chứng đạt giác ngộ. Thực hành thiền định giúp kiểm soát các căn, tiến xa hơn nữa phá trừ chấp ngã. Thiền định là pháp tu trọng yếu. Trí là nền tảng của giác ngộ. Định giúp phát sinh trí. Giới giúp đạt được định. Giới, định, tuệ 3 yếu tố giúp hành giả đạt được quả vị vô lậu. Cho nên gọi 3 yếu tố này là Tam Vô lậu. Trong 8 Thánh đạo đưa đến giác ngộ, Bát chính đạo, 7 Thánh đạo kia được xem là trợ duyên, dự bị, tư lương giúp sinh chính định. Thực hành Thiền định của Phật giáo hành giả phải tuân thủ các phương cách, như: trì giới, giữ thân, tâm thanh tịnh, ngồi ngay ngắn ở nơi yên tĩnh, điều hòa hơi thở, kiểm soát các cảm giác và tập trung ý niệm.

  1. Định nghĩa

Nói chung, tĩnh lự (dhyāna) là chú tâm thiện vào một đối tượng, cảnh. Tính chất của tĩnh lự là định (tam-ma-địa samādhi). Bất cứ ai khi nhập định đều có tâm chuyên chú, sở hữu tâm và các trạng thái tâm sở (skandhas: sắc, thọ, tưởng, hành, thức…). (定謂善一境 並伴五蘊性).[1]

Nhờ tĩnh lự (dhyāna) hành giả đạt định tĩnh (samādhita tịch tĩnh) và có khả năng thẩm lự (upanidhyāna), tri nhận chính xác. Như kinh nói ai đạt được định sẽ thấy được như thật. (審慮即是實了知義。如說心在定能如實了知).[2] Theo Nhất-thiết-hữu bộ thẩm lự lấy tuệ làm thể, còn các bộ phái khác thẩm lự lấy sự suy nghĩ làm thể. Tĩnh lự (dhyāna) là loại định thù thắng, có đủ chỉ (P., S. śamatha) và quán (P. vipassanā, S. vipaśyanā), chỉ và quán có vị trí cân bằng nhau.

  1. Bốn định Sắc giới

3.1. Sơ thiền:

Trong lúc chuyên chú tâm vào một đối tượng thiền, tình dục dần dần bị loại trừ, và tiến đến tiêu diệt tâm ác. Và trong trạng thái xa lìa dục và ác ấy người tu thiền cảm thấy vui mừng và an nhiên tự tại. Nghĩa là hành giả nếm được mùi vị an lạc của pháp. Tuy nhiên ở giai đoạn này đã có sự phân biệt đối tượng và còn có tư lự cho nên về phương diện biểu tượng vẫn chưa được trầm tĩnh. Cho nên gọi là sơ thiền, tức chỉ cho bậc đầu tiên chuyên tâm trầm tĩnh về tinh thần. Sơ thiền có 5 chi: tầm, tứ, hỷ, lạc, định (靜慮初五支尋伺喜樂定).

3.2. Nhị thiền:

Hành giả cứ như thế mà tu hành tiến lên nữa cho đến khi phương diện biểu tượng cũng trầm tĩnh, không còn phân biệt đối tượng và tư lự, tâm chỉ tập trung vào một điểm duy nhất. Trên nhờ sự trầm tĩnh về phương diện tinh thần hành giả cảm thấy vui mừng, còn ở đây nhờ sự trầm tĩnh về phương diện biểu tượng mà hành giả cảm nhận niềm vui. Ở đây hành giả cùng một lúc điều phục được tình ý và chế ngự sự tạp loạn của biểu tượng. Nhị thiền có 4 chi: Nội tịnh, hỷ, lạc, định (第二有四支内淨喜樂定).

3.3. Tam thiền: Cứ như thế tu hành tiến thêm một bước nữa, bỏ tâm an vui, trở về với trạng thái hoàn toàn bình tĩnh, cho đến chánh niệm, chính trí, thân thể đạt đến cảnh giới nhẹ nhàng. Đây gọi là Tam thiền. Chỉ cho sự giải thoát cả niềm vui sướng đã đạt được ở nhị thiền. Tâm tập trung ở đây cũng bắt đầu phát sinh tác dụng tuệ tri. Tam thiền có 5 chi: xả, niệm, tuệ, lạc, định (第三具五支舍念慧樂定).

3.4. Tứ thiền: Từ đây tiến thêm nữa thì sự nhẹ nhàng của thân thể cũng không còn, tựa hồ như không còn thấy sự tồn tại của nó, hoàn toàn siêu việt tâm khổ vui; sự bình tĩnh càng được thuần hoá đến bất động để trở thành trạng thái sáng như mặt gương, ngưng tụ và phẳng lặng như nước không gợn sóng. Đây là tứ thiền. Đến giai đoạn này hành giả thấy suốt đối tượng của quán tưởng là bản thân của mình. Nghĩa là tâm cảnh tuyệt đối bình đẳng, không còn thấy có chủ quan khách quan đối đãi nữa. Tứ thiền có 4 chi: xả, niệm, trung thọ (phi khổ phi lạc), định (第四有四支舍念中受定). Đệ tứ tĩnh lự được gọi là bất động bởi vì đã thoát khỏi tám tai hoạn. Tám hoạn là: tầm, tứ, lạc, khổ, hỷ, ưu, hơi thở vào (āśvāsa), hơi thở ra (praśvāsa). Kinh nói bất động là do không còn bị tầm, tứ, hỷ, lạc khấy động. Một số luận sư khác thì cho rằng giống như ngọn đèn ở nơi kín không bị gió lay động.

Nếu xét về danh xưng thì có có tất cả 18 chi.

4. Bốn định Vô sắc giới

Bốn tĩnh lự ở trên có năm uẩn làm pháp trợ bạn, nhưng định Vô sắc chỉ có bốn uẩn vì các sắc không có ở Vô sắc giới. Về loại định Vô sắc thì thể của chúng, nói chung, cũng là sự “chuyên chú của các thiện tâm vào một cảnh độc nhất.” Bốn loại này vẫn chú tâm vào một cảnh nhưng được chia làm bốn loại vì có sự khác biệt từ thấp đến cao. Không vô biên xuất phát từ sự phát triển từ tầng thiền thứ tư…Phi tưởng phi phi tưởng xứ (Hữu đỉnh) xuất phát từ sự phát triển từ Vô sở hữu xứ. Có thứ tự từ thấp đến cao. Hành giả thoát khỏi địa vị thấp tiến lên giai đoạn cao.

4.1. Không vô biên xứ: là lối tu khám phá tất cả mọi quan niệm vật chất, chỉ nghĩ về không gian vô biên, trong tâm cắt đứt với mọi tướng sai biệt của ngoại giới. (Kinh Trung A-hàm, kinh Phân biệt quán pháp, kinh số 164)

4.2. Thức vô biên xứ: Tiến lên tiếp xúc với nội giới mà suy niệm về các tướng sai biệt sinh khởi trong thức.

4.3. Vô sở hữu xứ: là pháp tu tiến hơn nữa, siêu việt cả không gian và thức, đi đến chỗ quán tưởng hết thảy sự tồn tại vật chất đều không có.

4.4. Phi tưởng phi phi tưởng: Ba định trước tuy đã tiêu diệt hết các tướng sai biệt trong và ngoài để đi đến chân không, nhưng vẫn còn tưởng hết thảy không. Cho nên, lại phải tiến lên một bậc nữa, tu tập vô tưởng mà cũng không phải vô tưởng, tức là pháp tu định hoàn toàn thấu suốt quan niệm tất cả không. So với Tứ thiền điều hòa cả chỉ và quán thì Tứ vô sắc định chuyên về phương diện chỉ mà thôi.

Bốn tịnh lự và Đốn định vô sắc cũng còn gọi là Bát đẳng chí.

Ngoài Bát đẳng chí ra còn có một loại định tương tự như định Phi tưởng phi phi tưởng, đó là Diệt thọ tưởng định. Đến bậc này thì cả thọ lẫn tưởng đều hoàn toàn tiêu diệt. Theo diễn tả thì người tu định này chẳng khác gì người chết, duy có điểm khác nhau đó là người chết đã chấm dứt mọi hoạt động của 3 nghiệp thân, khẩu, ý, hơi ấm, năm cảm quan bị phá huỷ, còn người tu định này thì 5 căn vẫn còn y nguyên, thọ, hơi ấm không mất.

5. Diệt thọ tưởng định

Diệt thọ tưởng định tương tự như định Phi tưởng phi phi tưởng. Thọ lẫn tưởng đều hoàn toàn tiêu diệt. Hành giả tu định này chẳng khác gì người chết, duy có điểm khác nhau đó là người chết đã chấm dứt mọi hoạt động của 3 nghiệp thân, khẩu, ý, hơi ấm, năm cảm quan bị phá hủy, còn người tu định này thì 5 căn vẫn còn y nguyên, thọ, hơi ấm không mất.

6. Công đức nhờ thành tựu định

 6.1. Bốn tâm vô lượng

 6.2. Tám giải thoát

 6.3. Tám thắng xứ và mười biến xứ

 勝處有八種  二如初解脫

 次二如第二  後四如第三 (T 29.151c)

7. Thiền định và Y học

Các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật đo điện não đồ của hành giả thực hành thiền định. Họ kết luận những biến đổi trong não của người hành thiền có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe và hạnh phúc. Tại bệnh viện thuộc Đại Học Y Khoa của tiểu bang Massachusetts, bác sĩ Jon Kabat-Zinn thành lập Dưỡng đường Giảm căng thẳng, Stress Reduction Clinic, nhằm chữa giảm căng thẳng bệnh nhân thông qua phương pháp thực hành chính niệm, giúp hồi phụ và trị liệu nhiều chứng bệnh. Ông là một trong người đầu tiên đem thiền tập vào y khoa. Chỉ riêng ở Mỹ hàng trăm trung tâm chữa trị theo hình thức như vậy được thành lập.

8. Kết luận:

Phương pháp tu tập Thiền định phát triển theo thời gian. Từ nền tảng căn bản, Thiền định phát triển thành nhiều dòng truyền khác nhau, Zen, Tổ sư thiên, v.v…Trọng tâm vẫn là giúp hành giả đạt được trạng thái tịch tĩnh. Khi tâm được thanh tịnh hóa nhờ định, các thần thông diệu dụng, công đức hiển bày.

[1] T 29, no.1558, 145a.

[2] Ibid.

BÌNH LUẬN

Nội dung bình luận
Vui lòng nhập tên