(Lễ tốt nghiệp Khóa VI, Học Viện Phật giáo VN tại TP.HCM)

TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

Đề cương bài giảng Luận Câu-xá

Bài 7 (6 tiết)

Phẩm 6  PHÂN BIỆT HIỀN THÁNH

HVPG VN tại Hà Nội và HVPG VN tại TP.HCM

Giảng viên: TT.TS. Thích Giác Hiệp

  1. Giới thiệu
  2. Tính chất của đạo
  3. Tứ đế

3.1. Khổ

3.2. Tập

3.3. Diệt

3.4. Đạo

4. Nhị đế

4.1. Tục đế

4.2. Chân đế

5. Sơ khởi tu tập (7 Hiền vị)

  • Ngũ đình tâm
  • Biệt tướng niệm trụ
  • Tổng tướng niệm trụ
  • Noãn
  • Đảnh
  • Nhẫn
  • Đệ nhất

6. Kiến đạo

  • Mười sáu Tâm vô lậu
  • Dự lưu

7. Tu đạo

  • Nhất lai
  • Bất hoàn

8. Vô học đạo (The Aśaikṣa path)

9. Các đạo khác

10. Kết luận

  1. Giới thiệu:

Hiền Thánh là những quả vị tu chứng của hành giả từ khi sơ phát tâm Bồ-đề bỏ ác tu thiện, đến khi phát trí vô lậu. Những con đường=đạo (mārgas) trong tu tập rất quan trọng. Tên phẩm: Marga- Pudgala= Đạo và Thánh. Những con đường này là Tứ đế, Nhị đế…Thông qua thiền định và kiến đế phiền não được đoạn trừ. Có những phiền não được đoạn trừ nhờ hiểu các đế, có những loại nhờ tu tập thiền định.

  1. Tính chất của đạo:

Đạo là con đường (mārga), giai đoạn (stage) tu tập của hành giả. Hành giả ở mỗi giai đoạn có những phương pháp tu tập khác nhau, theo thứ tự từ thấp đến cao. Thứ lớp tu tập có tất cả 5 con đường, Ngũ đạo. Ngũ đạo này xuyên suốt từ Hiền vị cho đến Thánh vị.

2.1. Tư lương: Giai đoạn tư lương hành giả thực hành Ngũ đình tâm quán, Biệt tướng niệm trụ và Tổng tướng niệm trụ.

2.2. Gia hạnh: tu 4 Gia hạnh, Thiện căn: 1) Noãn, 2) Đỉnh, 3) Nhẫn, 4) Thế đệ nhất.

2.3. Kiến đạo (見道, sa. darśana-mārga): nhờ trí vô lậu quán sát thông suốt Tứ đế. Đoạn được 88 Kiến hoặc trong Tam giới, thấy được lý chơn không, chứng Sơ quả, Tu-đà-hoàn.

2.4. Tu tập đạo (修習道, sa. bhāvanā-mārga): tu Tứ đế, đoạn được 10 Tư hoặc trong 3 cõi, chứng quả Tư-đà-hoàn và A-na-hàm.

2.5. Vô học đạo (無學道, sa. aśaikṣa-mārga)=Cứu cánh đạo (究竟道, sa. niṣṭhāmārga). Đoạn tận Kiến hoặc, Tư hoặc trong 3 cõi. Chứng A-la-hán.

  1. Tứ đế:

Bốn sự thật do bậc Thánh hiểu biết, nhìn thấy chúng đúng như chúng là (thực kiến), “sự thật của Thánh giả”. Thứ tự Tứ đế: quảànhân, trước tiên hành giả quán sát sự khổ, sau đó tìm nguyên nhân. Trước quán khổ diệt, tiếp đến quán nguyên nhân diệt khổ. Cũng giống như thầy thuốc nhìn thấy bệnh phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, trạng thái hết bệnh và phương cách chữa trị.

3.1. Khổ đế:

苦由三苦合  如所應一切

    可意非可意  餘有漏行法 (T 29.114b)

Ba khổ:  1) Khổ khổ, 2) Hành khổ, 3) Hoại khổ

Khổ nằm trong các phương diện:

a. Khổ về thân: Những thứ tác động vào thân ta gây bất xứng ý, đưa đến cảm giác khó chịu, bức xúc, đau đớn. Ví dụ như khi ta bị bệnh, thương tích đây là những đau đớn của thể xác.

b. Khổ về tâm: Chỉ cho những sự khổ đau vì mong cầu không toại nguyện hoặc những điều không vừa ý mình xảy đến.

c. Khổ về cuộc sống vật chất thay đổi

3.2. Tập đế: Nói rõ những nguyên nhân đưa đến khổ đau

Tập là tích tập, các phiền não tụ hội tạo thành năng lực đưa đến khổ đau. Đây là nguyên nhân, nguồn gốc của các khổ, nguyên nhân sản sinh ra quả khổ. Nguyên nhân sản sinh ra quả khổ là nghiệp và phiền não.

3.3. Diệt đế

Trạng thái giải thoát, niết-bàn, vĩnh viễn xa lìa sự trói buộc của lậu hoặc. Trạng thái chấp dứt khổ đau. Niết-bàn có thể đạt được ngay khi còn sống và sau khi xả bỏ sắc thân ngũ uẩn, các lậu hoặc đã tận.

3.4. Đạo đế

Đạo đế gồm các pháp tu giúp hành giả đạt niết-bàn. Đây là những con đường, trung đạo, đưa đến diệt trừ khổ, lìa các thái cực, con đường Thánh có 8 yếu tố, Bát chính đạo.

  1. Nhị đế

Đức Phật thuyết Tứ đế và Ngài cũng thuyết Nhị đế, tục đế (saṃvṛtisatya) và chân đế (paramārthsatya) để nói sự tồn tại tương đối và tuyệt đối của các pháp.

彼覺破便無  慧析餘亦爾

如瓶水世俗  異此名勝義.[1]

4.1. Tục đế

Từ quan điểm tương đối các pháp dường như có thật, như sơn hà, đại địa, v.v… Chúng ta gọi chúng với những tên khác nhau, mượn tạm ngôn từ để phân biệt, như cái bàn, cái ghế. Từ cách nhìn tương đối mà nói rằng “Đây là cái bàn, đây là cái ghế” tức đã nói thật chứ không phải giả. Khi chúng bị hư hoại cái biết về chúng cũng không còn nữa thì gọi là tục đế. Chúng ta sử dụng những cái tên chỉ sự vật một cách tương đối, tên dùng để hiểu mỗi vật. Ý niệm về một pháp mất đi khi pháp đó bị phá vỡ, ví dụ như cái bình khi bị vỡ vụn thì ý niệm về nó không còn. Bình tồn tại tương đối.

4.2. Chân đế

Khác với tục đế là chân đế. Khi một vật bị hư hoại không còn nữa, nhưng ý nghĩ về vật đó vẫn còn, như vậy vật đó tồn tại (absolute existence). Ví dụ như vật chúng ta chia chẻ ra thành nhiều phần nhỏ, cực vi, chúng ta vẫn còn nhớ hình dáng vật đó, mùi nó trong tâm trí.

  1. Sơ khởi tu tập (7 Hiền vị)

Một hành giả phát tâm tu tập các loại thiền định: Ngũ đình tâm, Biệt tướng niệm trụ, Tổng tướng niệm trụ, nhận chân các pháp, trước tiên cần nương vào giới. Tiếp đến vị này đạt tri kiến. Vì mục đích này, hành giả không tạo nghiệp, tâm xa lìa tư tưởng ác, sẽ khởi 4 thiện căn thù thắng: Noãn vị, Đảnh vị, Nhẫn vị, Thế đệ nhất vị.

  1. Kiến đạo

Kiến đạo là thấy được chân lý. Đây là thành tựu bước đầu. Hành giả thành tựu Kiến đạo đoạn trừ được 88 tùy miên thuộc Kiến hoặc, phát 16 Tâm vô lậu, đắc quả Dự lưu.

  1. Tu đạo

Tu tập hiểu rõ (hiện quán) Tứ đế, thành tựu Tu đạo, đoạn trừ được 10 tùy miên thuộc Tư hoặc, đắc quả Nhất lai, Bất hoàn.

  1. Vô học đạo (The Aśaikṣa path)

Ở địa vị Vô học đạo=Cứu kính đạo hành giả đã đoạn tận Kiến hoặc (88 tùy miên) và Tư hoặc (10 tùy miên), thành tựu quả Thánh, Arhat. A-la-hán có 6 hạng, tùy theo mức độ tu chứng. Có hạng bị thoái thất có hạng không.

  1. Các đạo khác (the vaious path)

Các đường lối tu hành khác, như: 4 đạo (gia hạnh, vô gián, giải thoát, thắng tấn), 37 phẩm trợ đạo.

  1. Kết luận:

Nội dung phẩm bàn về chủ trương tu chứng của Nhất-thiết-hữu bộ. Những con đường tu tập và quả vị chứng đạt được giải thích tường tận. Quả vị cao nhất là A-la-hán. Trong quá trình tu tập từ thấp lên cao, từ sơ phát tâm đến đạt được được mục đích tối hậu, hành giả trải qua nhiều địa vị, từ Hiền đến Thánh.

[1] T 29, no.1558, 116b.

BÌNH LUẬN

Nội dung bình luận
Vui lòng nhập tên