(Lớp Cao Đẳng, HVPG tại Hà Nội)
Đề cương bài giảng
Luận Câu-xá
Bài 5 (4 tiết)
PHẨM 4 PHÂN BIỆT NGHIỆP
HVPG VN tại Hà Nội và
HVPG VN tại TP.HCM
Giảng viên: TT.TS. Thích Giác Hiệp
- Giới thiệu:
- Các loại nghiệp:
2.1. Vô biểu nghiệp
2.2. Biểu nghiệp
- Tính chất của nghiệp:
3.1. Bốn thứ thiện
3.2. Bốn thứ ác
3.3. Tính vô ký
- Nghiệp được nói trong các kinh:
4.1. Tam tánh nghiệp
4.2. Phước phi phước nghiệp
4.3. Tam thọ nghiệp
4.4. Tam thời nghiệp
4.5. Thân tâm thọ nghiệp
4.6. Ba nghiệp khúc uế trược
4.7. Hắc bạch nghiệp
4.8. Tam mâu ni nghiệp
4.9. Ba ác hạnh
4.10. Mười nghiệp đạo
4.11. Ba tà hạnh
- Nghiệp trong các bản Sớ giải:
5.1. Nhận thức nghiệp
5.2. Ba chướng
5.3. Phá Tăng
5.4. Yếu tố kết thành tội
5.5. Nghiệp cực trọng
- Nguồn gốc của nghiệp
- Nghiệp và giải thoát
- Nhận định
- Kết luận
- Giới thiệu
Thuyết nghiệp (karma) là một trong những học thuyết quan trọng nhất của Phật giáo. Nghiệp điều hành cuộc sống của chúng ta. Nghiệp có một năng lực khiến con người luôn tạo ra nghiệp mới, nghiệp chồng chất, để rồi nhận nhiều quả báo khác nhau, trói buộc con người vào sinh tử luân hồi. Nhất-thiết-hữu bộ vẫn lấy một số giáo lý truyền thống làm nền tảng, trong đó có thuyết nghiệp. Đại Tỳ Bà Sa còn cho rằng trong tất cả giáo lý của Đức Phật giáo lý nghiệp được xem là tối cao (一切如來所說經中。無有甚深如業經者).[1] Phẩm này luận giải thích nhiều loại nghiệp.
Luận Đại Tỳ Bà Sa giải thích karma có ba nghĩa: 1) hành động, 2) nghi thức, cách thức, 3) hành động đạo đức để phân biệt quả khả ý hay không khảo ý. (業有何義。答由三義故說名為業。一作用故。二持法式故.三分別果故).
- Các loại nghiệp
Do nghiệp của mỗi chúng sinh mà chúng sinh ra trong hình dáng và cảnh giới khác nhau, như, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, thiên hay người. Chúng sinh ra trong gia đình giàu sang hạnh phúc, hoặc sinh ra trong gia đình nghèo khó bất hạnh. Sự khác biệt đó là do nghiệp của mỗi chúng sinh. Mở đầu phẩm Nghiệp luận Câu-xá giải thích nguyên nhân của sự khác nhau ở thế gian:
世別由業生 思及思所作
思即是意業 所作謂身語 (T 29.67b)
(Sự đa dạng của thế gian bắt nguồn từ nghiệp
Đó chính là tư và những gì tư tạo ra.
Tư (cetanā) là ý nghiệp;
Những gì tư tạo ra là thân và ngữ nghiệp)
Có ba loại nghiệp: Ý, thân, ngữ
2.1. Vô biểu nghiệp: avijñapti, nghiệp chưa hiển bày, có 3 loại:
2.1.1. Luật nghi vô biểu: thuộc thiện, có 3: a. Biệt giải thoát luật nghi, b. Tịnh lự luật nghi, c. Vô lậu luật nghi.
2.1.2. Bất luật nghi vô biểu: thuộc ác,
2.1.3. Phi luật nghi phi bất luật nghi: không thuộc thiện cũng không thuộc ác
2.2. Biểu nghiệp: vijñapti, nghiệp hiển bày qua:
– Thân biểu: nhờ tư lực giúp nghiệp khởi thông qua thân, gọi là thân biểu nghiệp
– Ngữ biểu nghiệp: lời nói, âm thanh.
此身語二業 俱表無表性 (T 29.67b)
Hai nghiệp thân và ngữ Đều có tánh là biểu và vô biểu
- Tính chất của nghiệp
Nghiệp có 3 tính: thiện, ác, vô ký. Nhưng chỉ có tính thiện và ác mới là nghiệp, còn vô ký không phải nghiệp vì vô ký không đủ lực để hình thành quả.
Có 4 phương diện để diễn tả các pháp là thiện hoặc bất thiện: tính chất tuyệt đối (thắng nghĩa), tự tính, tương ưng, nhân dẫn khởi (đẳng khởi):
3.1. Bốn thứ thiện
3.1.1. Thắng nghĩa thiện
3.1.2. Tự tính thiện
3.1.3. Tương ưng thiện
3.1.4. Đẳng khởi thiện
3.2. Bốn thứ ác:
3.2.1. Thắng nghĩa ác
3.2.2. Tự tính ác
3.2.3. Tương ưng ác
3.2.4. Đẳng khởi ác
- Nghiệp được nói trong các kinh
Câu xá luận tổng kết 11 loại nghiệp được nêu trong các kinh như sau:
4.1. Tam tánh nghiệp: (Đ.29.80.3) tức 3 nghiệp: thiện, ác và vô ký. Tính chất của thiện nghiệp là an ổn, đưa đến quả niết-bàn, dứt trừ dần dần các khổ. Tính chất chất của ác nghiệp thì ngược lại, tức bất an ổn…
4.2. Phước phi phước nghiệp
福非福不動 欲善業名福
不善名非福 上界善不動 (T 29.81a)
Chỉ cho các loại nghiệp ở cõi Dục, Sắc và Vô Sắc. Thiện nghiệp cõi dục gọi là phước vì quả khả ái đem lại lợi ích cho hữu tình, nó thanh tịnh. Bất thiện nghiệp gọi là phi phước, đem lại quả bất khả ái, tổn hại hữu tình.
4.3. Tam thọ nghiệp: chỉ cho 3 cảm thọ
- a) Thuận lạc thọ, các nghiệp thiện từ cõi dục đến tầng thiền thứ 3.
- b) Thuận khổ thọ, là các nghiệp bất thiện ở cõi dục
- c) Thuận bất khổ bất lạc thọ, từ Tam thiền lên đến trời Hữu đỉnh.
4.4. Tam thời nghiệp: Nghiệp có chia ra làm 2 loại: định và bất định. Thời kỳ nghiệp thọ quả báo có hiện tại và vị lai, và thọ báo theo thứ tự hoặc thọ báo trong tương lai, thuận hậu thọ.
4.5. Thân tâm thọ nghiệp: Tức nghiệp do tâm thọ, nghiệp do thân thọ.
- a) Tâm thọ là nghiệp thọ quả báo (dị thục) tương ưng với đệ lục ý thức. Ví dụ như thiện nghiệp ở từ trung gian định của Sắc giới đến cõi trời Hữu đỉnh.
- b) Thân thọ tức nghiệp chiêu cảm quả dị thục do thân lãnh thọ, như ác nghiệp ở cõi dục.
4.6. Ba nghiệp khúc uế trược:
說曲穢濁業 依諂瞋貪生 (T 29.83c)
4.7. Hắc bạch nghiệp: Do tính chất của nghiệp tạo ra không giống nhau nên Phật chia nghiệp thành 4 loại, gồm:
– Hắc nghiệp: bất thiện nghiệp cõi dục gọi là hắc
– Bạch nghiệp: thiện nghiệp cõi sắc gọi là bạch
– Hắc bạch hắc bạch nghiệp: nghiệp lành dữ xen lộn nhau thọ quả báo khả ái phi khả ái xen trộn ở cõi dục.
4.8. Tam mâu ni nghiệp:
3 nghiệp thanh tịnh, thân thanh tịnh, khẩu thanh tịnh, ý thanh tịnh.
4.9. Ba ác hạnh: tức tức ba nghiệp ác của thân, ngữ, ý (ý bao gồm cả tham, sân, tà kiến)
4.10. Mười nghiệp đạo:
Thân: có 3 sát, đạo, dâm, ngữ có 4: nói dối, hai lưỡi, thô ác, thêu dệt, ý có 3: tham, sân, tà kiến
4.11. Ba tà hạnh: Tức tà ngữ, tà nghiệp và tà mạng
Sau khi tìm hiểu ý nghĩa 11 loại nghiệp nói trong các kinh được luận Câu-xá nêu, chúng ta có thể kết luận 11 loại nghiệp này được sắp xếp dựa vào:
- Tính chất (tính thiện ác hay vô ký)
- Cảnh giới (thọ lãnh ở cõi dục, sắc hay vô sắc)
- Kết quả người tạo nghiệp cảm nhận (khổ vui hay trung tính)
- Thời gian (thọ nhận trong hiện tại, tương lai, tương lai xa)
- Thân hay tâm thọ lãnh (thân hoặc tâm cảm nhận)
- Tính chất của các loại phiền não (như siểm, sân, tham)
- Tính thiện ác xen nhau (thiện=bạch, bất thiện=hắc, thiện bất thiện=hắc bạch hắc bạch)
- Sự tu tập thanh tịnh 3 nghiệp
- Thân, khẩu, ý qua tham, sân, tà kiến
- Hành động của thân, ngôn từ của khẩu, suy tư của ý
- Việc tà thông qua thân, khẩu, ý
5. Nghiệp trong các bản Sớ giải
5.1. Hành động đúng
5.2. Ba chướng ngại
5.2.1. Nghiệp chướng: tạo vô gián nghiệp (ngũ vô gián: giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, phá hoà hợp Tăng, làm thân Phật ra máu)
5.2.2. Phiền não chướng: có 2 tính
– Số hành: phiền não hằng khởi
– Mãnh lợi: thượng phẩm phiền não
5.2.3. Dị thục chướng: quả báo đau khổ trong 3 cảnh giới: Nhất thiết ác thú, Bắc câu lô châu, Vô tưởng thiên
5.3. Phá hòa hợp Tăng
5.4. Yếu tố cấu thành tội
5.5. Tội nặng nhất
- Nguồn gốc của nghiệp
Nghiệp bất thiện phát sinh từ tam bất thiện căn, tham, sân, si. Nghiệp thiện phát khởi từ tam thiện căn, vô tham, vô sân, vô si.
Ví dụ: nghiệp bất thiện, sát sanh, bắt nguồn từ lòng tham, sân, si
- Tham: chuẩn bị sát sanh, + như muốn sát sanh để lấy một bộ phận/thân phần nào của con thú, + sát sanh để lấy tài vật+ sát sanh để vui chơi, để tự vệ…
- Sân: giết thỏa mãn sự sân, để trả thù, rửa hận
- Si: + giết để tế tự, cầu phước…
- Nghiệp và giải thoát
Công đức tu tập:
Bồ-tát sở dĩ thành tựu được 32 tướng tốt trong tương lai, được sinh trong gia đình quyền quý, là người nam, đầy đủ các căn…nhờ hành thiện nghiệp.
Giải thoát
- Quan điểm của Đại thừa
- Trợ duyên giảm nghiệp
- Ba hành động công đức
Bố thí, Trì giới, Thiền định
- Nhận định
8.1. Nghiệp và trách nhiệm xã hội
8.2. Nghiệp và quan niệm giai cấp
8.3. Nghiệp và Đạo đức học
8.4. Nghiệp và thuyết Định mệnh
8.5. Nghiệp ảnh hưởng xã hội
- Kết luận
Do nghiệp mà mỗi chúng sinh có thân phận, cảnh giới khác nhau, không phải do trời tạo ra. Chúng sinh có thể thay đổi thân phận của mình thông qua cách sống, nghiệp. Chúng ta là nghệ nhân của chính mình, có thể hình thành cho mình cảnh giới hạnh phúc hay khổ đau. Hiểu được sự vận hành của nghiệp nên chúng ta cẩn trọng trong suy tư, tạo tác, ngôn từ. Mỗi suy nghĩ, lời nói và hành vi của mình, đều có tác động đến bản thân, gia đình, xã hội.
[1] T 27, no.1545, 586b.