Đề cương bài giảng:
Bài 2 (4 tiết)
PHÂN BIỆT GIỚI
(Dhātunirdeśa)
HVPG VN tại Hà Nội và
HVPG VN tại TP.HCM
Giảng viên: TT.TS. Thích Giác Hiệp
- Giới thiệu:
- Tán thán Đức Thế Tôn:
- Mục đích tạo luận:
- Pháp hữu vi:
- Pháp hữu vi Hữu lậu:
- Pháp hữu vi Vô lậu:
- Ba khoa (Uẩn, Xứ, Giới):
- Các Uẩn:
6.1. Sắc
6.2. Thọ:
6.3. Tưởng:
6.4. Hành:
6.5. Thức:
- Pháp vô vi:
- Hư không vô vi:
- Trạch diệt vô vi:
7.3 Phi trạch diệt vô vi:
- Kết luận:
- Giới thiệu:
Những vị Tổ sư lỗi lạc của các trường phái Phật giáo nhiệt tâm xiển dương chính pháp thông qua việc trước tác, thuyết giảng, truyền bá luận thư, như các ngài: Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân. Ngài Thế Thân là một luận sư lỗi lạc, tài năng trong nhiều lĩnh vực, để lại nhiều tác phẩm có giá trị.[1] Ngài Thế Thân trước tác luận Câu-xá, hệ thống hóa tư tưởng Nhất-thiết-hữu bộ. Luận thư có tính toàn diện và thẩm quyền cao.[2] Câu-xá được gọi là thông minh luận. Chứa đựng giáo lý có thể làm sáng tỏ nghĩa lý các pháp. Phẩm thứ nhất trong chín phẩm của luận thư thuyết minh bản thể của vạn hữu vũ trụ, pháp hữu vi và vô vi.
- Tán thán Thế Tôn:
Mở đầu luận Câu-xá, ngài Thế Thân tán thán Đức Phật. Công hạnh của Đức Phật, tự lợi, lợi tha, viên mãn (trí đức, đoạn đức), không ai sánh bằng. Ngài đã diệt trừ tất cả vô tri ngăn che chân tính và Ngài cứu giúp chúng sinh thoát khỏi sinh tử.
諸一切種諸冥滅 拔眾生出生死泥
敬禮如是如理師 對法藏論我當說[3]
- Mục đích tạo luận:
Đối pháp, luận, chứa đựng pháp thù thắng giúp hành giả đạt được trí tuệ thanh tịnh. Trí tuệ thanh tịnh có được trải qua quá trình từ thấp đến cao. Trí tuệ có được là: 1) do bẩm sinh, 2) do thính pháp, 3) do tư duy, 4) do tu tập, 5) do thiền định.[4] Đối pháp này có khả năng hướng đến Niết-bàn và thấu triệt được Tứ đế. Đối pháp là phương tiện tốt nhất giúp hành giả đoạn trừ các hoặc. Chính do các hoặc này mà thế gian trôi lăn trong biển sinh tử.
若離擇法定無餘 能滅諸惑勝方便
由惑世間漂有海 因此傳佛說對法.[5]
- Pháp hữu vi:
Hữu vi (saṃskṛta) là pháp do các duyên tạo tác mà có. Hữu vi gồm: Khổ, Tập (Hữu vi hữu lậu: phiền não có thể tùy thuận tăng trưởng), và Đạo (Hữu vi vô lậu: phiền não không tăng trưởng). Hữu vi là pháp chịu sự biến dịch, sinh diệt, không trường tồn, như: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Các pháp này được tập hợp lại, được tổng hợp lại, chúng được tác thành do nhiều điều kiện cho nên gọi là hữu vi.
有漏無漏法 除道餘有為
於彼漏隨增 故說名有漏.[6]
Pháp hữu vi có các tên gọi, như: sắc, ngũ uẩn, thế lộ, ngôn y, hữu ly, hữu sự:
又諸有為法 謂色等五蘊
亦世路言依 有離有事等.[7]
4.1. Pháp hữu vi Hữu lậu:
Pháp Hữu vi Hữu lậu là pháp mà lậu hoặc, phiền não tùy thuận tăng trưởng. Pháp làm tổn hại thiện căn, khiến chúng sinh mê vọng, nghịch Thánh ý, nguyên nhân đưa đẩy chúng sinh vào luân hồi sinh tử. Hữu lậu có các tên gọi:
有漏名取蘊 亦說為有諍
及苦集世間 見處三有等.[8]
Hữu lậu có các tên gọi, như: thủ uẩn, hữu tránh, khổ, tập, thế gian, kiến xứ, tam hữu…
4.2. Pháp Hữu vi Vô lậu: Phiền não không tùy thuận tăng trưởng, tức Đạo đế, con đường đưa đến giải thoát (xem phẩm Phân biệt Hiền Thánh)
- Ba khoa (Uẩn, Xứ, Giới):
Nhất-thiết-hữu bộ cho rằng uẩn, xứ, giới là thật hữu.
1) Uẩn (skandha): Tích tụ nhiều phẩm loại sai khác.
2) Xứ (āyatana): căn, cảnh là nơi phát sinh tâm, tâm sở
3) Giới (dhātu): tự tánh sai biệt của các pháp
Sở dĩ Đức Phật thuyết pháp tùy theo từng trường hợp mà thuyết uẩn, xứ, hay giới. Đó là vì sự chấp trước, căn tính hay sở thích của người nghe,
愚根樂三故 說蘊處界三.[9]
- Ngu: chấp trước ngã, tùy theo loại chấp mà nói: 5 uẩn (chấp tâm sở là thật ngã), 12 xứ (chấp sắc là thật ngã) hay 18 giới (chấp sắc, tâm làm thật ngã).
- Căn tánh: hữu tình căn tính cao thấp, 3 loại khác nhau, nên tùy theo đó nói 5 uẩn (lợi căn), 12 xứ (trung căn) hay 18 giới (độn căn).
- Sự ưa thích: người thích nghe tóm lược, nghe vừa hay rộng nên tùy theo thứ tự nói 5 uẩn, 12 xứ hay 18 giới.
- Các Uẩn:
6.1. Sắc
Tính chất của sắc uẩn là biến hoại, biến ngại, băng hoại, thay đổi. Sắc gồm 5 căn, 5 cảnh và vô biểu sắc, chúng do 4 Đại chủng (đất, nước, lửa, gió) tạo thành.
色者唯五根,五境及無表.[10]
6.2. Thọ:
Sự cảm nhận, tri giác, lãnh thọ, lãnh nạp. Có 3 trạng thái cảm nhận: khổ, lạc, và phi khổ phi lạc. 受領納隨觸.[11]
6.3. Tưởng:
Bản chất có nó là nhận rõ, nắm bắt đối tượng. 想取像為體.[12]
6.4. Hành:
Tức thay đổi, tạo tác. Ngoài 4 uẩn: sắc, thọ, tưởng, thức, tất cả các pháp hữu vi còn lại, có khả năng tạo tác, đều thuộc hành uẩn.
6.5. Thức:
Nhận thức rõ ràng từng vấn đề, đây là sự tri nhận, sự tiếp thu từng cảnh riêng. 識謂各了別.[13]
- Pháp vô vi (asaṃskṛta)
Có 3 pháp, gồm: Hư không, Trạch diệt, Phi trạch diệt. Tính chất của Vô vi là không đổi thay, không chướng ngại, phiền não không tùy thuận tăng trưởng, xa lìa hệ phược. Pháp vô vi là pháp không do nhân duyên, điều kiện tạo thành, cũng không phải do các pháp tạo ra. Đối với Kinh Lượng bộ thì vô vi, pháp vô điều kiện, chỉ là khái niệm đối ngược với pháp hữu vi.[14]
- Hư không vô vi: vô ngại, như hư không, tánh của nó là không chướng ngại. Tính chất của hư không không gây chướng ngại các pháp và các pháp không gây chướng ngại hư không. 此中空無礙.[15]
- Trạch diệt vô vi: Trạch diệt là xa lìa các trói buộc, nhờ sự giản trạch, nhờ trí tuệ giản trạch nên xa lìa được những trói buộc của phiền não. 擇滅謂離繫 隨繫事各別.[16]
- Phi trạch diệt vô vi: pháp không sinh khởi do thiếu duyên. Rốt rao làm ngăn ngại các pháp sẽ sinh, nên gọi là phi trạch diệt. 畢竟礙當生 別得非擇滅.[17]
- Kết luận:
Thông thường trước khi tạo luận các Luận sư thường kính lễ Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn là bậc đã thành tựu được mọi công hạnh, tự lợi, lợi tha viên mãn, Thánh chúng không thể sánh bằng. Ngài đã diệt trừ tất cả vô tri che ngăn chân thật.
Nội dung phẩm này nói về tính chất của các pháp. Thế gian có nhiều pháp nhưng không ra ngoài Hữu vi và Vô vi. Tính chất của pháp hữu vi là biến dịch, sinh diệt. Hữu vi có 2: Hữu vi Hữu lậu và Hữu vi Vô lậu. Tính chất của pháp Hữu vi Hữu lậu là phát sinh phiền não, phiền não tùy thuận phát sinh. Tính chất của pháp Hữu vi Vô lậu là phiền não không thể tùy thuận phát sinh. Tính chất của pháp Vô vi là siêu việt, bất biến, thường hằng, thanh tịnh.
[1] S. Anacker, Seven Works of Vasubandhu: The Buddhist Psychological Doctor (Delhi: Motilal Banarsidass Publishers, 2005), 1.
[2] S. Chaudhury, Analytical Study of the Abhidharmakosa (Calcutta: Firma KLM Private Limited, 1983), 5.
[3]T 29, no. 1558,1a.
[4] S. Chaudhury, Op. Cit., 70.
[5] T 29, no. 1558,1b.
[6] Ibid., 29.2b
[7] Ibid., 29.2c.
[8] Ibid., 29.2a.
[9] Ibid., 29.4c.
[10] Ibid., 29.2a.
[11] Ibid., 29.4a.
[12] Loc. Cit.
[13] Loc. Cit.
[14] KL.Dhammajoti, Op. Cit., 615.
[15] Ibid., 29.1b.
[16] Loc. Cit.
[17] Ibid., 29.1b.