(Tổng khai giảng Khóa VII-VIII, Học Viện Phật giáo VN tại TP.HCM)
TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
Đề cương bài giảng
Luận Câu-xá
Phẩm 9 PHÁ NGÃ CHẤP (2 tiết)
HVPG VN tại Hà Nội và
HVPG VN tại TP.HCM
Giảng viên: TT.TS. Thích Giác Hiệp
- Giới thiệu
1.1. Tính ưu việt của chánh pháp
2.2. Sự nguy hại của chấp ngã
- Bác bỏ lý thuyết của Độc-tử bộ
2.1. Biện luận để bác bỏ
2.2. Dẫn chứng Thánh điển để bác bỏ
2.3. Chủ trương của Độc-tử bộ là sai lầm
- Chủ trương ngã của ngoại đạo
3.1. Giai đoạn Vệ-đà
3.2. Phái Số Luận
3.3. Phái Thắng Luận
- Bác bỏ chủ trương ngã
- Kết luận
- Giới thiệu
Nội dung phẩm cuối, luận sư bác bỏ lý thuyết về ngã do Độc-tử bộ chủ trương. Ngoài ra, ngài Thế Thân, còn bác bỏ quan điểm về ngã của phái Số Luận (Sāṃkhya), phái Thắng Luận (Vaiśeṣika)…Mở đầu phẩm luận khẳng định ngoài chánh pháp không thể tìm được sự giải thoát trong các giáo lý khác. Vì các giáo lý khác bị hủ hóa bởi chấp trước một bản ngã, như luận nêu:
Bị mê loạn vì sự sai lầm về chấp “ngã” 虛妄我執所迷亂故 (T 29.152b)
- Bác bỏ lý thuyết của Độc-tử bộ
2.1. Độc-tử Bộ:
Người sáng lập bộ phái này là Ðộc-tử (s: vātsīputra), vốn theo đạo Bà-la-môn. (Các vị luận sư, như: Yaśomitra, Śāntideva, Candrakīrti…có nhận định về Độc-tử). Độc-tử cho rằng trong mỗi cá nhân có một bản ngã, một Bổ-đặc-già-la (補 特 伽 羅; s: pudgala; p: puggala), không giống cũng không khác với 5 uẩn. Thậm chí nó tiếp tục tồn tại trong niết-bàn. Bổ-đặc-già-la giữ mối tương tiếp các đời, duy trì chuyển tiếp sinh tử. Luận:
然犢子部執有補特伽羅其體與蘊 不一不異。(T 29.152c)
Độc-tử bộ chấp có một Bổ-đặc-già-la không phải ngũ uẩn, cũng không lìa ngũ uẩn.
Độc-tử bộ cho rằng nghiệp báo của chúng sinh có mối liên quan đến ngã, Bổ-đặc-già-la. Nếu không có ngã thì sau khi chúng sinh chết, năm uẩn diệt, làm sao có sự tái sinh. Chính ngã có công năng duy trì nghiệp. Bổ-đặc-già-la thường trụ, bất biến, nó tồn tại từ địa vị phàm phu đến khi thành Phật, quán thông ba đời. Ngã này không gọi là hữu vi của năm uẩn hay vô vi của niết-bàn, tạm gọi là “Bất khả thuyết”.
2.2. Biện luận để bác bỏ
Nếu Bổ-đặc-già-la là một thực thể nó sẽ khác với các uẩn, vì tính chất của nó riêng biệt, như mỗi uẩn có 1 tính chất khác nhau (nó do duyên tạo nên không thể tồn tại vĩnh hằng).
2.3. Dẫn chứng Thánh điển để bác bỏ
Kinh Tương ưng, Vô ngã tướng, cuộc đối đáp giữa đức Phật và các vị Tỳ-kheo về 5 uẩn, sắc, thọ, tưởng, hành, thức để cuối cùng đưa đến kết luận 5 uẩn là vô thường, khổ, vô ngã.
Kinh Na Tiên Tỳ kheo, phần I, Vô ngã hay danh, Na Tiên Tỳ-kheo nói:
Hiệp các món gọng, thùng, bánh, mui… theo một mẫu mực nào đó thì thành một cái mà người ta tạm gọi là xe. Cũng như thế, hiệp tất cả đầu, mặt, tay, chân, hơi thở, lời nói, sự khổ, sự vui, điều lành, điều dữ… thì cũng thành một đơn vị mà người ta tạm gọi là cái “ta” để tiện bề phân biệt. Chứ thật ra thì không có cái “ta” chơn thật nào cả!
2.4. Bác bỏ tranh luận của Độc-tử bộ
Chấp ngã là tà kiến. Kinh nói có 5 loại sai lầm khởi lên khi chấp có ngã:
– Ngã kiến khởi, hữu tình kiến, đọa ác thú
– Đồng với ngoại đạo
– Đi con đường không phải chân lý
– Tâm không ngộ nhập tính không, không tịnh tín, không thể an trụ, không đạt giải thoát.
– Pháp các bậc Thánh không thể làm cho được thanh tịnh.
- Ngã của ngoại đạo
3.1. Ngã trong gian đoạn Vệ-đà
3.2. Saṃkhya
Một trong những câu hỏi của Luận sư phái Số luận đưa ra: “Nếu tâm (vijñāna) sau sinh khởi từ tâm trước, không phải từ ngã (ātman), tại sao tâm sau không luôn giống với tâm trước? Tại sao các tâm không tiếp nối nhau theo thứ tự quyết định, giống như chồi cây, thân cây, lá cây, v.v…
Ngài Thế Thân trả lời bởi vì pháp nào do nhân sinh ra đều có tính “chuyển biến”, đó là tính chất của các pháp hữu vi. Trong chuỗi tương tục được tạo thành bởi các pháp hữu vi thì pháp đi sau phải khác pháp trước. Nếu không phải vậy thì hành giả khi đã nhập định – khi đó thân và tâm luôn luôn sinh khởi giống nhau, các sát-na nối tiếp nhau của chuỗi tương tục đều đồng nhất – sẽ không thể tự nhiên xuất định được.
3.3. Vaiśeṣika
Thắng luận cho rằng ngã, một trong số 9 chất, là sở y cho các thuộc tánh, như: niệm, hành…. Chỉ có ngã mới có trí tuệ. Nếu không có ngã thì ai thọ khổ lạc, ai tạo nghiệp, ai thọ quả báo.
Luận chủ: tất cả những gì hiện hữu là chất, chính uẩn người ta xem là “ngã”, chính thân sở y nhận lấy cảm thọ, nghiệp.
- Kết luận:
Tuy bộ phái Phật giáo có nhiều học thuyết khác nhau nhưng phần lớn đều không có chủ trương một thực ngã thường hằng. Tuy nhiên cũng có bộ phải chủ trương thật ngã. Đó là trường hợp Độc-tử bộ. Phẩm này được xem là phần phụ lục phẩm 8. Nội dung của phẩm bác bỏ các chủ trương có một ngã tồn tại, chủ trương về ngã của Độc-tử bộ, phái Số luận, Thắng luận, v.v…
Tăng Ni sinh nghiên cứu thêm:
1. 根本佛教,部派佛教:業惑緣起
2. 中觀,般若思想: 性空緣起
3. 唯識學派: 賴耶緣起
4. 起信論、楞嚴經: 真如, 如來藏緣起
5. 天台宗: 性具緣起
6. 華嚴宗: 法界緣起
7. 密宗: 六大緣起
8. 禪宗: 佛心緣起