PHẨM TỨ PHÁP thứ 16

Giảng viên: TT. Thích Giác Hiệp

Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh

Lớp Cao Đẳng chuyên khoa TP. Hồ Chí Minh

Tịnh thất Hiệp Giác, ảnh: Diệu Niệm

                    I.    ĐẠI Ý:

Phẩm này đề cập đến một số nội dung:

1. Tứ nhiếp pháp: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự

2. Tứ y: Y pháp bất y nhân,  Y nghĩa bất y ngữ, y kinh liễu nghĩa bất y kinh bất liễu nghĩa, y trí bất y thức.

3. Tứ tăng thiện pháp: Trụ thiện xứ, Y thiện nhân, Phát chánh nguyện, Đã trồng thiện căn

4. Tứ đại lợi: y thiện nhân, nghe pháp, tư duy, y pháp tu hành

5. Tứ thiện căn: Noãn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất

Thành tựu trong việc nghiên cứu học tập luận này sẽ được nhiếp pháp tối thượng, được thượng y chỉ, được đại lợi và gieo trồng thiện căn tuỳ thuận niết-bàn.

                  II.    NỘI DUNG:

  1. Tứ nhiếp pháp (saṃgraha-vastu):

Bố thí (dāna), ái ngữ (priya-vadyatā), lợi hành (artha-kriyā), đồng sự (samānārtha).

  1. Bố thí:

Đem của cải, tri thức, sự hiểu biết của chính mình, giúp đỡ, phân phát, truyền đạt cho chúng sinh bằng một tâm lượng bình đẳng, trong sáng, không vụ lợi, không mong cầu báo đáp. Mục đích của sự bố thí là loại trừ tâm chấp ngã, ngã sở, tận diệt tâm tham lam, ích kỷ, hẹp hòi, phát triển tâm từ, đem nhiều lợi ích cho tha nhân.

Qua việc bố thí tâm từ bi phát triển. Người bố thí luôn thương yêu tất cả mọi người, mọi loài chúng sinh. Đỉnh cao của sự bố thí là tam luân không tịch, tức không thấy/không phân biệt mình là người bố thí, vật bố thí và người nhận lãnh sự bố thí.

Bố thí có 4 thứ tiêu biểu đó là: tài thí, pháp thí, vô uý thí và tuỳ hỷ thí

a.    Tài thí: đem những sở hữu tự thân cũng như thuộc của mình bố thí cho người.

1)   Nội tài: bản thân mình, như: mắt, tai, mũi, lưỡi…

2)   Ngoại tài: tức tài sản ngoài tự thân, như nhà, cửa, ruộng vườn, tiền bạc, cơm gạo.

b.   Pháp thí:

1)   Pháp thế gian: truyền đạt những khả năng, nghề nghiệp, sự hiểu biết cho mọi người để nâng cao trình độ hiểu biết, phát triển tiến bộ như mình.

2)   Pháp xuất thế giangiảng kinh thuyết pháp, truyền báo giáo lý cho mọi người, cho chúng sinh, ấn tống kinh điển, khuyên chúng sinh thực hành điều thiện, tránh xa điều ác, biết pháp giải thoát để tu tập, để loại trừ phiền não, khổ đau.

c.    Vô uý thí:

Đem lại sự tự tin/không sợ hãi cho chúng sinh. Trước những tình huống, hoàn cảnh làm chúng sinh sợ hãi, bất an, chúng ta có trách nhiệm đem lại sự tự tin cho mọi người. Vô uý thí bao gồm có 3 hành động:

1)   Tâm thí, 2) Thế thí, 3) Cảnh thí.

Cách thức bố thí:

Công đức chúng ta có được từ sự bố thí cũng tuỳ thuộc vào một số yếu tố khác ngoài giá trị món đồ vật bố thí. Một trong những yếu tố đó là người nhận, có 3 loại người nhận: 1) Thánh nhân, như: vị thầy hướng dẫn tinh thần của chúng ta, Phật, Bồ-tát, 2) Những người ban từ tâm cho chúng ta, như: cha, mẹ, 3) Những người đang cần, như: người nghèo, người bệnh, người tàn tật.

Một yếu tố khác nữa là động cơ khi ta cho. Khi chúng ta cho một con chim ăn với tâm từ, công đức còn nhiều hơn khi chúng ta cho một viên kim cương nhưng với tâm tham đắm. Dĩ nhiên, động cơ tốt nhất là tâm bồ-đề.

Nếu chúng ta không kiểm soát tâm, chúng ta sẽ không chọn được đúng món đồ bố thí, và người nhận. Kết quả chúng ta có thể hối tiếc trong tương lai. Khi bố thí phải kết hợp với trí tuệ. Bố thí có trí tuệ phải có những điểm sau:

1)   Bố thí với nhận thức rõ ràng rằng theo luật nhân quả, hành động bố thí sẽ đem lại kết quả tốt trong tương lai.

2) Bố thí với nhận thức rõ ràng rằng món quà, người nhận, người cho đều vô thường,

3) Bố thí tâm hướng đến mục đích tăng trưởng nỗ lực để đạt được giác ngộ.

Động cơ hoàn hảo nhất trong sự bố thí là tâm có khuynh hướng nỗ lực để chứng đạt niết-bàn. Giải thoát sẽ đạt được nhờ vào sự loại trừ tất cả tâm nhiễm ô, chúng bắt nguồn từ vô minh chấp thủ tự ngã. Một khi vô minh loại trừ, tư tưởng “của tôi” không còn khởi lên. Nếu chúng ta khát khao đạt được sự thanh tịnh tuyệt đối thông qua việc bố thí, chúng ta phải phát triển sự bố thí hoàn hảo (dana parami, bố thí ba-la-mật)

d.   Tuỳ hỷ thí: Đối với những công đức người khác làm được mình xem như chính mình tạo, tuỳ hỷ tán dương, không nên đem tâm đố kỵ.

Bố thí đem lại cho người thực hành hạnh này 5 công đức

1)   Tiếng tăm vang dội khắp nơi

2)   Dù đi vào nơi quan quyền không sợ sệt, không nghi ngờ, không vấn nạn.

3)   Được nhiều người kính mến tôn sùng như thương mẹ

4)   Khi bố thí phát tâm hoan hỷ, do phát tâm hoan hỷ tâm trở nên thanh tịnh, kiên cố, biết rõ như thật về lý Tứ đế.

5)   Sau khi qua đời sinh về cõi trời có đủ 5 điều thù thắng.

  1. Ái ngữ (priya-vadyatā):

Sử dụng ngôn từ thanh nhã, êm dịu hòa thuận, hòa hợp, đoàn kết, lợi ích, khiêm nhường, cung kính. Nói những lời có cảm tình, có tác dụng cảm hoá, thu hút mọi người, khiến cho họ trở về với mình, với chính pháp. Ái ngữ có 3 loại:

a.    Uý dụ ngữ

b.   Khánh duyệt ngữ

c.    Thắng ích ngữ

  1. Lợi hành (artha-kriyā):

Làm lợi ích cho mọi người, cho chúng sinh bằng mọi phương tiện, khả năng sẵn có. Tham gia vào những công việc phúc lợi công cộng, nhằm phục vụ xã hội, phục vụ chúng sinh. Sử dụng thân, khẩu, ý làm lợi ích chúng sinh. Lợi hành bao gồm 3 loại:

a.    Hiện thế lợi hành

b.   Hậu thế lợi hành

c.    Hiện thế hậu thế lợi hành

  1. Đồng sự (samānārtha):

Tức hòa đồng với mọi người, với chúng sinh, với xã hội, trong cùng một công việc. Đồng cam cộng khổ với nhau. Đồng sự trong các cơ sở tòng lâm, đoàn thể, xã hội. Đồng sự cho chính pháp, công tác xã hội. Khoả lấp ngăn cách giữa mình và người, sợi dây thân ái liên kết giữa mình với mọi người. Đồng sự có 4 loại:

a.    Đồng sự với người mà không biểu lộ sự đồng sự với người.

b.    Không đồng sự với người mà hiển bày đồng sự với người’

c.    Đồng sự với người ta hiển rõ đồng sự.

d.   Không đồng sự với người cũng không hiển bày đồng sự.

  1. Tứ y:
  1. Y pháp bất y nhân:

Y pháp là y vào chính pháp, hiểu rõ thật tướng các pháp, tu hành như chính pháp thời có thể đạt được công đức thanh tịnh và có thể đạt được bồ-đề. Bất y nhân, như kinh niết-bàn nói ma vương còn có thể hoá hiện thành Phật, người thường nếu nói hay hành động không hợp với chính pháp thời không nên nương tựa vào.

  1. Y liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh

Y liễu nghĩa kinh nghĩa là nương vào kinh điển Đại thừa. Những kinh điển nói rõ trung đạo, Phật tính. Nếu y vào những kinh như thế tu hành thời thành tựu được vạn hạnh, và có thể thấy được Phật tính. Chẳng y kinh bất liễu nghĩa là các kinh điển chẳng nói rõ trung đạo, Phật tính. Nếu y vào những kinh điển như thế tu hành thời chẳng có thể thấy được Phật tính.

  1. Y nghĩa bất y ngữ

Ý nghĩa tiềm ẩn sau ngôn từ. Y nghĩa tức lý trung đạo nếu y theo lý này tu có thể thành tựu được vạn hạnh, phá trừ các kiến điên đảo, hiển bày lý trung đạo. Không y ngữ, ngữ là ngôn từ, văn tự thế gian, không phải pháp xuất thế, nếu y theo pháp này tu tập sẽ không hiển bày trung đạo.

  1. Y trí bất y thức:

Y trí nghĩa là y tâm chiếu sáng. Nếu y theo chính quán trí để quán sát các pháp tu tập thời có thể phá trừ nghiệp sinh tử phiền não và chứng niết-bàn. Bất y thức, thức chỉ cho tâm vọng tưởng. Nếu y vọng thức tu tập thời chẳng diệt trừ nghiệp cảm phiền não, lưu chuyển không cùng tận.

C. Tứ tăng thiện pháp:

Để thành tựu trong việc tu học tuy mỗi cá nhân tự nỗ lực là chính, thế nhưng cũng cần rất nhiều các yếu tố trợ duyên:

1. Trụ thiện xứ: thiện xứ là nơi lý tưởng.

2. Y thiện nhân: gặp Phật

3. Phát chánh nguyện: chánh kiến, nhờ học Phật pháp

4. Đã trồng thiện căn: không bị đui, điếc, câm, ngọng và các tật. Không tạo những nhân xấu để tránh rơi vào các khuyết tật này

D. Tứ đại lợi:

1.Gần gũi người lành

2.    Lắng nghe chính pháp

3.    Suy tư chính pháp

4.    Tùy thuận tu hành

E. Tứ thiện căn:

Noãn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất

III. KẾT LUẬN:

          Phẩm này giải thích về những hạnh mà người xuất gia thực hành vừa mang tính cách tự lợi và lợi tha. Từ việc thực hành Tứ nhiếp pháp đem lại sự lợi lạc cho chúng sinh, đến Tứ đại lợi, Tứ y để có được lợi ích, nhờ tu tập nên hành giả thành tựu được Tứ thiện căn.

Tứ nhiếp pháp: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, những phương pháp lợi tha, giúp ích xã hội

Tứ y: pháp bất y nhân, nghĩa bất y ngữ, trí bất y thức, y liễu nghĩa bất y kinh bất liễu nghĩa, sự nương tựa chính đáng

T tăng thiện pháp: y thiện xứ, y thiện nhân, phát chánh nguyện, chủng thiện căn, những điều kiện làm tăng pháp lành

          Tứ đại lợi: cũng là các trợ duyên

Tứ thiện căn: 4 pháp thiện

TT. Thích Giác Hiệp

BÌNH LUẬN

Nội dung bình luận
Vui lòng nhập tên