Giảng viên: TT. Thích Giác Hiệp
Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
Lớp Cao Đẳng chuyên khoa TP. Hồ Chí Minh
TRÍ TUỆ
(Tham khảo từ phẩm 189 đến phẩm 202)
I. GIỚI THIỆU:
Phật giáo chủ trương trí tuệ là đỉnh cao của tiến trình tu tập tâm linh, tu tập 3 môn học Vô lậu, giới, định, tuệ. Phật giáo đề cao tinh thần “Duy tuệ thị nghiệp”. Trí tuệ là phương tiện hữu hiệu nhất giúp hành giả đạt được chân lý. Nhờ trí tuệ hành giả có thể đoạn trừ được nguyên nhân của khổ đau, phiền não.
II. CÁC LỌAI TRÍ TUỆ:
A. TỤC TRÍ:
Trí tuệ phổ thông. Trí hiểu biết các lãnh vực thuộc phạm vi tục đế. Tục trí cần thiết cho sự phát triển thế tục. Các lãnh vực thuộc thế tục nhờ trí mà có được những thành tựu đáng kể, những phát minh vĩ đại, những nền văn minh rực rỡ của nhân loại…
B. CHÂN TRÍ:
Chân tuệ gọi là trí. Chân tuệ là loại trí tuệ nhìn nhận các pháp là không, là vô ngã. Theo Đại Thừa Nghĩa Chương, trí là sự hiểu biết về mặt tục đế, tuệ là hiểu biết về mặt chân đế. Chân đế và tục đế là 2 phạm trù căn bản của các pháp.
Tuỳ thuộc vào trình độ, phương pháp tu tập mà trí tuệ hiển lộ khác nhau. Thế nhưng trình tự này không ngoài thứ tự từ hữu lậu đến vô lậu, từ thấp đến cao. Trí tuệ là căn bản của tất các điều thiện, là yếu nhân của sự thành tựu, yếu tố để đoạn trừ lậu hoặc.
Trong luận Thành Thật chia trí ra thành nhiều loại: Tam tuệ (văn, tư, tu), Bốn vô ngại trí, Năm trí, Lục thông trí, Chín trí, Mười trí, Bốn mươi bốn trí, Bảy mươi bảy trí.
Trí tuệ là trạng thái sáng suốt của tâm thức. Trạng thái ai cũng sẵn có và luôn luôn thường còn nhưng vì vô minh nên không tự biết hoặc vì độn căn, trí kém nên không thể phát tiển. Trí tuệ nhờ giới, định phát triển, không bị dục vọng, chấp trước, tham, sân, si che lấp lu mờ. Trí tuệ hiển lộ trong sáng viên dung. Tuệ là kết quả của tiến trình thực hành giới học và định học. Tuệ có công năng quán chiếu vạn pháp, thể nhập chân lý.
Muốn phát huy trí tuệ trong sáng phải tu tập giới, định, phải thẩm xét, thấu triệt chân lý, loại trừ phiền não.
C. SỰ VẬN DỤNG TRÍ
Bi trí song vận. Sự vận dụng trí tuệ là một đặc điểm của Phật giáo. Phát khởi tâm từ để giúp chúng sinh thoát khỏi thống khổ. Tuy có lòng từ bi nhưng nếu thiếu trí tuệ sẽ rơi vào ngộ nhận. Do vậy từ bi phải có cả trí tuệ mới đem lại nhiều lợi lạc cho quần sinh.
D. SỬ DỤNG TRÍ VÀ NGÔN TỪ
Nhờ thành tựu trí tuệ hành giả khéo léo sử dụng ngôn từ để thực hành hạnh lợi tha thông qua việc thuyết giảng. Đây là đứng về phương diện độ sinh. Ngôn từ phải được sử dụng như thế nào để lời pháp thâm nhập vào lòng người.
III. KẾT LUẬN:
Trí thế tục là cơ sở hiểu biết pháp thế gian. Trí vẫn còn giới hạn trong phạm vi thế tục.
Chân trí giúp liễu tri chân đế, siêu xuất
Tất cả mọi phương cách trau dồi kiến thức, trí tuệ giúp thông đạt sự lý của các pháp.
Thành tựu văn, tư, tu=thành tựu tự lợi, lợi tha.
Thành tựu đa văn=tự lợi.
Giáo hóa tha nhân=lợi tha