Tính chất của Tâm
phẩm thứ 30
Giảng viên: TT. Thích Giác Hiệp
Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
Lớp Cao Đẳng chuyên khoa TP. Hồ Chí Minh
I. Đại Ý:
– Bản chất của tâm, trạng thái của tâm.
– Có chủ trương: tâm bổn tịnh vì khách trần nên trở thành bất tịnh
– Có chủ trương: tâm tương ưng với các yếu tố nhiễm nên trở thành bất tịnh
II. Nội dung:
- Ý nghĩa về tâm:
Bản chất của tâm viên dung, tịch chiếu, bất sinh bất diệt, là pháp thân của chư Phật, tuệ mạng của chúng sinh, đầy đủ tất cả công đức, trí tuệ.
Do tâm tương ưng với phiền não nên trở nên nhiễm.
- Trạng thái của tâm:
Tâm có 2 trạng thái:
- Tâm nhiễm:
Đây là tâm vọng tưởng, tâm phiền não, tâm phan duyên. Như vậy trạng thái nhiễm của tâm là vô minh, si mê. Vọng tâm chính là nguồn của tội ác, như kinh Bát Đại Nhân giác nói: “tâm là nguồn ác…”
- Tâm tịnh:
Tâm thanh tịnh, tâm chân như, chân giác ngộ. Tâm này đầy đủ công đức diệu dụng, nó rộng lớn, gồm thâu và phát sinh ra tất cả pháp.
Do vô minh nên tâm tuỳ theo duyên mà bất giác phát sinh vọng tưởng, khởi hoặc tạo nghiêpà chúng sinh chìm đắm trong luân hồi.
- Ví dụ về tâm:
Có nhiều ví dụ về tâm. Các ví dụ nói lên tính chất của tâm hay tướng trạng của tâm. Các ví dụ nói về 2 mặt của tâm, mặt hạ liệt và mặt ưu việt: tâm vượn khỉ, quốc vương, hư không…
- Diệu dụng của tâm
Nếu con người đạt được tính sáng, gạt bỏ được tất cả sự si ám, vọng tưởng nơi tâm, tâm tự nhiên thanh tịnh, phát sinh 2 đặc tính:
- Tịnh tướng: Tính trong sáng, thuần tịnh của tâm.
- Bất tư nghì nghiệp tướng: Năng lực vĩ đại phát sinh ra tất cả pháp thù thắng.
- Thể, tướng, dụng của tâm
Tính chất của tâm, khả năng của tâm cũng như tác dụng của tâm.
- Thể: thể của tâm là chân như. Thể này bao la, thường còn không sinh, không diệt.
- Tướng: là Như lai tạng, nơi chứa đựng, huân tập tất cả đức tính.
- Dụng: dụng có 2 mặt: (1) thuận dụng: hệ thống nhân quả an lạc tốt đẹp. (2) nghịch dụng: hệ thống nhân quả đau khổ, xấu xa
- Nhận chân tự tâm:
Như Luận Đại thừa khởi tín nói:
“Tất cả chúng sinh chẳng gọi là giác ngộ vì từ nào họ luôn luôn niệm tưởng không ngừng, chưa từng lìa niệm tưởng nên gọi là vô thỉ vô minh. Nếu ai hay quán vô niệm đó là người hướng đến Phật trí”
…若有眾生能觀無念者。則為向佛智故。(Đ.32.576.2)
- DIỆT TRỪ 3 LOẠI TÂM (Đ.32.327.1)
Dùng trí đa văn nhân duyên hoặc để diệt giả danh tâm. Giả danh tâm tức tâm chấp trước, chấp ngã
Dùng không trí mà diệt Pháp tâm. Pháp tâm tức tâm chấp pháp
Dùng Diệt tận định để diệt không tâm. Không tâm tức tâm chấp không
- Tham khảo: Phương pháp thực chứng tự tâm
Chúng ta hiểu rõ được rằng đau khổ là do tâm, an lạc cũng do tâm. Phương pháp thực chứng tự tâm là một phương pháp thiết yếu cho tất cả mọi người muốn thoát khỏi khổ đau trở về với chân tâm.
- Chuyển hoá và thanh tịnh hoá tâm trong duy thức: Tâm ở đây là A-lai-da dặc tính bao gồm thiện, ác và vô ký. Ở đây Pháp tướng chủ trương chuyển hoá, thanh tịnh hoá thức thành trí. Ngay khi thức chuyển thành trí hành giả đạt được mục đích tu tập.
2. Kinh Lăng Nghiêm (Đ.15.642)
Lắng nghe tự tính của mình. Để cho hàng Duyên giác và Thinh văn đạt được tâm thanh tịnh. Kinh Lăng Nghiêm đề cập đến sự phát triển chân tâm thường trú thể tính tịnh minh của chúng sinh.
3. Đại Thừa Khởi Tín:
Một trong những điểm cơ bản của Đại thừa khởi tín luận là tâm của chúng sinh. Mục đích là làm thế nào chuyển hoá và thanh tịnh hoá tâm thức của chúng sinh. Hành giả phải phát 3 loại tâm: (1) Trực tâm, (2) Thâm tâm, và (3) Đại bi tâm.
一者直心。正念真如法故。二者深心。樂集一切諸善行故。三者大悲心。欲拔一切眾生苦故 (Đ.32.. 580.3)
4. Chuyển hoá và thanh tịnh hoá trong Thiền tông
Điều mà Thiền tông muốn đạt được đó là thấy được bản tâm.
Theo ngài Huệ Năng thấy được bản tính đạt được Phật quả là một điều đơn giản. Ngài tin rằng bản tâm của chúng sinh vốn tự thanh tịnh. Hành giả không cần nhọc sức nhiều trong tu tập. Nếu hành giả có thể giữ mình tránh khỏi tham đắm và chấp trước thì vấn đề sẽ tự giải quyết.
III. Kết luận:
Sự phân tích tâm trong Phật giáo là một muôn tâm lý học. Phật giáo khảo sát, phân tích các loại tâm, trạng thái của tâm, diệu dụng của tâm cuối cùng đưa ra những phương pháp thực hành để đạt được chân tâm. Phương pháp của mỗi bộ kinh, luận, trường phái Phật giáo khác nhau, thế nhưng mục đích chính vẫn là đưa hành giả trở về với chân tâm thường trú, thể tánh tịnh minh của mình.
TT. Thích Giác Hiệp