Chùa Pháp hóa – Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ngãi – Ảnh : Bảo Thiên

Chùa Pháp Hoá nguyên là chùa “ Phật giáo Quảng Ngãi”- trụ sở của Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ngãi, toạ vị ở giao điểm cuối đường Trần Hưng Đạo và Đại lộ Hùng Vương, nhân dân quen gọi khu vực nầy bằng một địa danh rất đổi đạo màu: “ Ngã ba Bồ Đề”.

Phật giáo Quảng Ngãi từ năm 1938 trở về trước, có danh xưng là Sơn Môn Quảng Ngãi, có khi gọi là Chư Sơn lục phủ huyện- vì thời kỳ ấy các huyện miền núi và hải đảo Lý Sơn chỉ ở cấp đồn, chưa thành đơn vị hành chánh cấp huyện. Chùa Thiên Ấn là trung tâm hoằg pháp và cũng là cơ sở hành đạo. Trong phong trào chấn hưng Phật giáo, năm 1932 Hội An Nam Phật Học Trung kỳ được thành lập và đến năm 1938 An Nam Phật Học Hội Quảng Ngãi cũng đã hình thành với những vị tiêu biểu như sau:

–   Hội trưởng: Bác sĩ Hoàng Mộng Lương.

–   Hội phó     : Thị Độc Đại Học Sĩ ( nghỉ hưu) Lâm Tô Bích.

–   Thư ký       : Giáo sư Phan Tiên.

–   Chứng minh Đạo sư: Tăng Cang Hoà thượng Trần Diệu Quang.

Trụ sở Hội đặt tại chùa Hội Phước xã Nghĩa Chánh.

Sau thời gian họat động, năm 1942 Tỉnh Hội An Nam Phật học Quảng Ngãi đã tổ chức thành lập Ban Trị sự tỉnh hội, gồm các thành viên sau đây (1):

–   Chánh Hội trưởng: Bác sĩ Hoàng Mộng Lương.

–   Phó Hội trưởng    : Trương Quang Luyện –  Thầu khoán.

–   Cố vấn                  : Louis Liverset – Chánh Liêm phỏng.

–   Chứng minh Đạo sư: Tăng Cang chùa Thình Thình Trần Diệu Quang.

–   Chánh thư ký        : Tạ Linh Nha – Phó Đốc ngân hàng.

–   Phó thư ký            : Trần Bình – Thừa phái ty phiên.

–   Chánh thủ quỷ      : Nguyễn Thiếu Phương – Kế toán ngân hàng.

–    Phó thủ quỷ          : Lê Đình Bắc – Phán sự lục bộ.

–    Kiểm soát tài chánh: Nguyễn Cư – Phán sự Toà sứ.

–    Cố vấn:  + Đoàn Tự – Tham tá toà sứ.

+ Châu Văn Phi – Kinh lược sứ.

+ Lê Hoàng Hà – Tạm phái.

+  Tôn Thất Kiều – Ban tá thành phố.

–    Kiểm sát:  + Mai Văn Chế – Hương Lộ tri sự.

+ Tạ Hoàng – Thông sự điễn báo.

+ Hoàng Cát – Phán sự căn cước.

–    Trụ trì Hội quán: Từ Phước Hải – Thầy Tăng già.

–    Trưởng Ban hộ niệm: Lê Quang Quyễn – Thương gia.

–    Ban khảo cứu:  +  Huỳnh Quang Ngô – Thông sự địa chính.

+  Nguyễn Ngọc Thương – Thừa phái ty phiên.

+  Phan Đình Thi – Thừa phái ty niết.

–   Ban tuyên truyền: + Đặng Thế Trình – Tây Y sĩ.

+ Hoàng Khắc Chênh – Phán sự thiên văn.

+ Lê Hồ Chương – Thông sự thú y.

Trụ sở của Tỉnh hội vẫn đặt tại chùa Hội Phước và đã có sự hậu thuẩn của các bậc tôn túc ở các Tổ đình cùng sự cộng tác của Chư Tăng Ni trong tỉnh. Từ lúc hình thành, Hội đã nhanh chóng tổ chức các chi hội ( cấp phủ huyện), khuôn hội ( cấp xã). Chú trọng vào việc đào tạo tăng chúng, chỉnh lý tăng giới; Hội đã tổ chức giảng diễn Phật pháp tại các chùa, mở Tăng Học đường và phối hợp với các chi hội, khuôn hội trong tỉnh tổ chức nâng cấp, tu bổ hoặc tái thiết những ngôi chùa đã bị xuống cấp theo thời gian…

Hội An Nam Phật Học tỉnh Quảng Ngãi hoạt động đến năm 1945 thì tạm ngưng và sau đó, Hội Phật giáo cứu quốc tỉnh Quảng Ngãi được hình thành để cùng toàn dân trong công cuộc kháng chiến chống Pháp.

Năm 1947, tổ chức Tăng già Trung Việt được thành lập và tháng 6 năm 1948, Hội An Nam Phật Học Trung kỳ được tái lập với danh xưng Hội Việt Nam Phật Học, cả hai hội nầy đặt trụ sở tại Huế. Đến năm 1951, các Hội của 3 miền: Nam, Trung, Bắc đã tổ chức họp Hội Đồng tại Huế và thành lập một tổ chức Phật giáo thống nhất lấy tên là: Tổng Hội Phật Giáo Niệt Nam. Tuyên ngôn của Tổng Hội được công bố trong ngày Đại Lễ Phật Đản năm 1951. Bài Đạo ca “ Phật giáo Việt Nam” của nhạc sĩ Lê Cao Phan trong Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử đã nói lên niềm vui mừng ấy (2). Đến ngày 30 tháng 8 năm 1954, hội nghị Tăng già Trung Việt được tổ chức tại Huế và sau đó thì Giáo hội Tăng già Quảng Ngãi được thành lập. Hội trưởng là Thượng toạ Thích Huyền Tấn. Đồng thời, Hội Việt Nam Phật Học Quảng Ngãi cũng được tái lập, các cư sĩ: Tạ Dung, Võ Văn Trang, Nguyễn Thế Chung lần lượt giữ chức Hội trưởng, và chức Hội phó là các cư sĩ: Phan Thắng, Bùi Toàn, Văn Quang Lâm.Trụ sở của hai Hội vẫn đặt tại chùa Hội Phước.

Năm 1955, Giáo Hội Tăng già và Hội Việt Nam Phật Học tỉnh Quảng Ngãi chủ trương vận động xây dựng một ngôi chùa làm trụ sở hành đạo của Phât giáo tỉnh Quảng Ngaĩ. Các cư sĩ trong hội Việt Nam Phật Học Quảng Ngãi và ông bà Mai Ngọc Dược đã tích cực vận động kinh phí; được sự hậu thuẫn và cộng tác của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh nên ngôi chùa đã nhanh chóng khai móng vào năm 1956. Song hành với công trình xây dựng chùa, Giáo Hội Tăng già và Hội Việt Nam Phật Học Quảng Ngãi tổ chức tạo khuôn, đúc tượng Phật, quả hồng chung tại sân chùa dưới sự chứng minh của Hoà thượng Thích Đôn Hậu và Thượng toạ Thích Mật Nguyện. Sau một năm, vào mùa Phật Đản 1957 lễ lạc thành được tổ chức với tên là: “ CHÙA PHẬT GIÁO QUẢNG NGÃI”.Từ đây, ngôi chùa nầy là trụ sở của tổ chức, hoạch định, điều hành công tác Phật sự của Phật giáo Quảng Ngãi.

Từ khi được hình thành và có trụ sở chính thức là chùa Tỉnh hôị đến nay (2010), được các bậc tôn túc lần lược giữ chức vụ lãnh đạo như sau:

  • Từ năm 1955 đến 1963: Hội trưởng là Thượng toạ Thích Huyền Tấn.
  • Từ năm 1964 đến 1970:Chánh Đai diện GHPGVNTN Quảng Ngãi- Thượng toạ Thích Huyền Tấn.
  • Từ năm 1971 đến 1973Chánh đại diện GHPGVNTN Quảng Ngãi- Thượng toạ Thích Huyền Giác.
  • Từ năm 1973 đến 1975: Chánh đại diện GHPGVNTN Quảng Ngãi- Thượng toạ Thích Huyền Đạt.
  • Từ tháng 6 năm 1975 đến 1977:

+ Chánh đại diện – Thượng toạ Thích Khánh Tín

+ Phó đại diện- Đại đức Thích Nguyên Minh.

  • Từ năm 1977 đến 1989: Phó Ban Đại diện Phật giáo Nghĩa Bình, phụ trách Quảng Ngãi là Thượng toạ Thích Trí Chánh. Hoà thượng Thích Giải An phụ trách Tăng sự tỉnh Nghĩa Bình.
  • Từ năm 1990 đến 1995: Trưởng Ban Trị sự lâm thời Phật giáo Quảng Ngãi là Hoà thượng Thích Giải An; Phó Ban có quý Thượng toạ: Thích Hạnh Lạc, Thích Trí Chánh, Thích Trí Diệu,; Chánh thư ký là Thượng toạ Thích Trí Thắng.
  • Nhiệm kỳ I từ 1995 đến 2000: Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Ngãi lần thứ I được diễn ra, và đã công cử thành phần nhân sự Ban Trị sự gồm 27 thành viên do Hoà thượng Thích Giải An làm Trưởng Ban Trị sự. Ngày 04 tháng 12 năm 1997, Thượng toạ Thích Trí Chánh viên tịch, Thượng toạ Thích Trí Thắng được Ban Trị sự đề cử đảm nhiệm chức danh Phó Ban Tri sự kiêm Chánh thư ký.
  • Nhiệm kỳ II từ năm 2000 đến 2005:

+ Trưởng Ban Trị sự: Hoà thượng Thích Giải An.

+ Phó Ban Thường trực: Thượng toạ Thích Hạnh Lạc.

+ Phó Ban  nghi lễ: Hoà thượng Thích An Điền.

+ Phó Ban HDNN Cư sĩ Phật tử: Hoà thượng Thích Trí Diệu.

+ Phó Ban kiêm thư ký: Thượng toạ Thích Trí Thắng.

Ngày 20 tháng Giêng năm Quý Mùi- 2003, Hoà thượng Thích Giải An viên tịch; qua đề nghị của Ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Hội Đồng Trị sự chấp thuận Thượng toạ Thích Hạnh Lạc quyền Trưởng Ban Trị sự.

  • Nhiệm kỳ III từ năm 2005 đến 2010:

+ Trưởng Ban Trị sự: Thượng toạ Thích Hạnh Lạc kiêm Trưởng Ban Hoằng pháp.

+ Phó Trưởng Ban Thường trực: Thượng toạ Thích Trí Thắng kiêm Trưởng Ban Giáo dục Tăng Ni.

+ Phó Ban Nghi lễ: Hoà thượng Thích An Điền.

+ Chánh thư ký: Đại đức Thích Long Trụ.

+ Phó thư ký kiêm Chánh văn phòng: Cư sĩ Nhuận Chân- Nguyễn Duy Huyễn.

+ Phó thư ký kiêm Phó văn phòng: Cư sĩ Tâm Tài- Trần Thanh Thiện.

+ Thủ quỷ: Ni sư Thích Nữ Hạnh Toàn.

+ Trưởng Ban Tăng sự: Thượng toạ Thích Huệ Đạt.

+ Trưởng Ban HDNN Cư sĩ Phật tử: Thượng toạ Thích Trừng Nghị.

+ Trưởng Ban TTXH: Ni sư Thích Nữ Diệu Nhơn.

+ Uỷ viên kiểm soát: Thượng toạ Thích An Huy.

+Trưởng Ban Văn hoá: Cư sĩ Tâm Giới- Phan Ngọc Thảo.

+ Trưởng Ban tài chánh: Cư sĩ Như Huỳnh- Chế Lư.

Các thành viên : Thượng toạ Thích Hạnh Trình, Thượng toạ Thích Hạnh Pháp, Ni sư Thích Nữ Phát Liên, cư sĩ Tâm Kim- Lại Thị Quý, cư sĩ Diệu Hảo- Nguyễn Thuyết, cư sĩ Tâm Tựu- Nguyễn Lai, cư sĩ Đồng Phước- Lê Của, cư sĩ Đồng Trí- Phan Ngọc Dũng….

Từ ngày thành lập, Phật giáo Quảng Ngãi đã thực hiện được những công tác Phật sự tiêu biểu như sau:

  • Năm 1955, vào dịp Lễ Đức Phật Thích Ca thành đạo ( ngày 08/12 năm Ất Mùi), thành lập Gia đình Phật tử tỉnh Quảng Ngãi.
  • Năm 1956: xây dựng chùa Tỉnh hội.
  • Năm 1959:

+ Tổ chức, thành lậpTrường Trung Học Bồ Đề và khai giảng năm học đầu tiên 1959-1960.

+ Tổ chức Đại trùng tu Tổ Đình Thiên Ấn.

  • Năm 1961: Tổ chức và khai mở Tăng học đường Quảng Ngãi tại chùa Trúc Lâm huyện Sơn Tịnh.
  • Ngày 31 tháng 10 năm 1967 tại cổng tam quan chùa Tỉnh hội, Đại đức Thích Hạnh Đức tự thiêu để phản đối Sắc luật 23/67.
  • Năm 1970- Canh Tuất: khai mở giới đàn tại chùa Tỉnh hội .
  • Năm 1973 ( mùa Xuân): Tăng tín đồ tuyệt thực 48 tiếng đồng hồ tại sân chùa Tỉnh hội để cầu  nguyện cho hoà bình tại Việt Nam.
  • Năm 2004- 2006:

+ Chủ trương đại trùng tu chùa Tỉnh hội đã xuống cấp và thể theo tinh thần nhiều phiên họp của Ban Trị sự, chùa Tỉnh hội được chuyển danh thành:  “CHÙA PHÁP HOÁ”.

+ Tổ chức thành lập trường Trung Cấp Phật Học và khai giảng năm học đầu  tiên ( năm học 2006- 2007) của khoá I.

  • Năm 2010:

+ Khai mở đại giới đàn “ PHÁPHOÁ” tại chùa Pháp Hoá từ ngày 03 đến 05/01/2010

+ Ngày 21/9/2010: Tổ chức Lễ bế giảng, trao bằng tốt nghiệp khoá I và khai giảng năm học 2010- 2011 của khoá II của trường Trung Cấp Phật Học Quảng Ngãi tại hội trường chùa Pháp Hoá.

Từ ngày xây dựng chùa Tỉnh hội đến nay ( 2010), chùa đã trải qua các đời trụ trì như sau:

  • Từ 1957 đến 1964: Thượng toạ Thích Giải An.
  • Từ 1964 đến 1970: Thượng toạ Thích Huyền đạt.
  • Từ 1970 đến 1997: Thượng toạ Thích Trí Chánh.
  • Từ 1997 đến 2002: Thượng toạ Thích Trí Diệu ( xử lý trụ trì).
  • Từ 2002 đến hiện nay: Thượng toạ Thích Hạnh Lạc.

Hơn nữa thế kỷ qua, dù gặp những giai đoạn khó khăn, chùa Tỉnh hội vẫn đóng vai trò trung tâm hoằng truyền chánh pháp và cũng là nơi tổ chức, hoạch định, thực hiện công tác Phật sự của Phật giáo Quảng Ngãi nhằm góp phần vào  con đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc.

Chú thích:

1)    Nguyệt san Viên Âm- Năm thứ 5, số 51 tháng 8 năm 1942, trang 46.

2)    Nguyễn Lang- Việt Nam Phật giáo Sử luận, quyển 3,NXB Lá bối- Tái bản lần 2-Jane Jose-CA-USA-1993, trang 256.

(nguồn: levinhbon.com)

BÌNH LUẬN

Nội dung bình luận
Vui lòng nhập tên