ảnh lebichson.org
Chùa dựa lưng vào núi Hàm Long (tục gọi là núi Trường Úc), mặt hướng Đông Nam. Trước chùa có con đường nối từ ngã ba cầu Gành trên quốc lộ I qua chợ huyện, qua huyện lỵ Tuy Phước, qua chợ Dinh, xuống Quy Nhơn. Xưa đoạn này cũng là quốc lộ I, nay là quốc lộ 19 nối dài. Chùa ở khoảng giữa huyện lỵ Tuy Phước với chợ Dinh. Nhà thơ Quách Tấn viết trong Nước Non Bình Định (Nam Cường xuất bản, Sài Gòn-1967, trang 105) rằng:
* Trang 197 *
Núi không cao (92 thước) cũng không lớn, nằm trong địa phận thôn Thuận Nghi. Hình núi giống như đầu rồng, ngó ra đường Quốc lộ số I, miệng há rộng. Con sông Hà Thanh chảy từ Nam ra Bắc, qua khỏi núi thì quành xuống Đông để ra đầm Thi Nại, tạo thành một cánh tay ôm lấy chân núi ở mặt Bắc và mặt Tây.
Núi còn một tên nữa là Úc Sơn, tức núi Úc. Sông Hà Thanh chạy ngang qua quốc lộ I nên phải bắc cầu, gọi là cầu Úc.
Trước núi, nơi “miệng Rồng” có chùa thờ Phật gọi là Sơn Long tự, phong cảnh thanh u.
Núi tuy thấy bé nhưng có thể dụng binh nên đời Tây Sơn nơi đây có đắp đồn để chống giặc.
Năm Kỷ Mùi (1799), Nguyễn Ánh cử đại binh ra đánh thành Quy Nhơn. Nguyễn Ánh vào cửa Thi Nại, sai Nguyễn Văn Thành và Tôn Thất Hội lẻn qua Kỳ Sơn, đánh úp mặt sau, còn Võ Văn Lượng và Lê Văn Duyệt đánh mặt trước. Không phòng bị, quân Tây Sơn bị thua. Kế đó, thành Quy Nhơn bị Nguyễn Ánh đánh chiếm và đổi tên là Bình Định.
Trận Hàm Long là trận đánh lớn nhất giữa quân đội hai nhà Nguyễn trên đất Bình Định.
Cách 85 năm sau, một trận kịch chiến thứ hai đã xảy ra trong vùng Hàm Long.
Năm Ất Dậu (1885), quân Pháp đổ bộ lên bãi Thị Nại, rồi kéo lên thành Bình Định. Nghĩa quân Cần Vương chận đánh tại chân núi Hàm Long. Quân giặc đã đông lại đầy đủ binh khí tân tạo, còn nghĩa binh thì chỉ độ năm trăm người với mấy khẩu súng đại bác cổ lỗ và giáo sào trường kiếm nên không chống nổi phải lui lên giữa cầu Úc. Giặc đuổi theo bắn như mưa vãi. Nghĩa binh mượn thế bờ sông giữ chặt lấy cầu. Giặc thôi bắn, dùng lưỡi lê giáp chiến. Nghĩa quân đánh hăng quá, giặc bỏ chạy. Nhưng vừa qua khỏi núi Hàm Long thì quay trở lại bắn. Nghĩa quân đuổi theo không đề phòng, bị chết quá nửa, còn bao nhiêu thì tứ tán.
Đó là trận đánh đầu giữa nghĩa quân Cần Vương và giặc Pháp. Trận đó gọi là trận cầu Úc.
* Trang 198 *
Và núi Hàm Long nằm ôm ngôi chùa Sơn Long tự đã trở thành một nơi u tĩnh thanh lương.
“Mai chiều gió ngạt ngào hương
Ai hay rằng bãi chiến trường ngày xưa?”
Trận chiến diễn ra tại hòn Úc, tại trước chùa Sơn Long giữa quân Cần Vương Bình Định với quân xâm lược Pháp vào năm Ất Dậu (1885) mà Quách Tấn tả trên kia khiến lòng ta xót xa bao nhiêu thì những gì mà tôi sắp kể sau đây hẳn sẽ làm ta hả hê bấy nhiêu.
ảnh Nguyễn Văn Đệ (1998)
* Trang 199 *
Trên mày cổng, cẩn bằng miểng bát ba đại tự:
山 繞 香 花 藏 玄 登 佛 地
龍 吟 枯 木 裏 道 入 禪 門
Phiên âm:
Sơn nhiễu hương hoa tạng huyền môn đăng Phật địa,
Long ngâm khô mộc lý đạo nhập thiền môn.
Dịch nghĩa:
Hoa chứa hương vờn quanh núi dựng, lẽ huyền lên đất Phật,
Cây khô tiếng nổi tợ rồng ngâm, đạo diệu vào cửa Thiền.
Qua khỏi cửa ngõ thì gặp ngay trụ đá đứng giữa sân, trụ cao hơn 2m50 (chưa kể phần chìm trong đất), rộng 0m50, dày 0m30. Đầu trụ tạc 7 đầu rồng che 1 người ngồi kiết già ở giữa. Đó là tượng Naga (Rồng) còn người ngồi giữa là đấng Brâhma (Phạm Thiên) chứ không phải Phật Thích Ca.
* Trang 200 *
Chánh điện chùa Sơn Long (cũ)
ảnh lebichson.org
* Trang 201 *
Qua khỏi tượng Naga thì tới chánh điện chùa Sơn Long. Chánh điện xây gạch lợp ngói, dài 8m, rộng 6m, diện tích 48m2, cao 6m, trên nóc có đắp hình lưỡng long chầu chữ A, mặt hướng Đông Nam.
Bên trong điện, gian giữa, sau cửa võng, thờ hai bộ tượng Tam tôn; bệ trên tôn trí trung tôn Thích Ca Mâu Ni Phật ngồi giữa, tả tôn Ca Diếp, hữu tôn A Nan đứng hầu 2 bên, bệ dưới trung tôn A Di Đà Phật phóng quang đứng giữa, tả tôn Quan Thế Âm và hữu tôn Đại Thế Chí đứng hầu hai bên. Sáu pho tượng đều bằng xi măng.
Trên mày cửa võng gian giữa đắp nổi 4 đại tự:
ĐẠI HÙNG BẢO ĐIỆN
(Điện báu đại hùng)
萬 古 法 燈 明 猶 懸 赫 日
四 生 慈 父 在 復 振 宗 風
Phiên âm:
Vạn cổ pháp đăng minh do huyền hách nhật,
Tứ sanh từ phụ tại phục chấn tông phong.
Dịch nghĩa:
Đèn pháp muôn thuở rạng còn treo ngày thịnh,
Cha lành bốn loài đây lại nổi tiếng nhà.
Trên mặt hai trụ biên có câu liễn:
山 色 輝 煌 影 現 慈 容 八 十 隨 形 標 皓 蕩
龍 泉 淹 沃 深 林 毓 秀 七 重 行 樹 列 芬 芳
Phiên âm:
Sơn sắc huy hoàng, ảnh hiện từ dung, bát thập tùy hình tiêu hạo đãng,
Long tuyền yểm ốc, thâm lâm dục tú, thất trùng hàng thọ liệt phân phương.
* Trang 202 *
Sắc núi rạng ngời, ảnh hiện hiền lành, tám chục thân vàng nêu vẻ sáng,
Khe rồng sâu thẳm, rừng già hun đúc, bảy hàng cây báu tỏa hương thơm.
Sau chánh điện, hai dãy hành lang Đông Tây nối liền với nhà Tổ thành hình chữ khẩu [口]. Nhà Tổ quy mô kích thước y như Chánh điện, chia làm 3 gian, gian giữa thờ chư Tổ, gian tả làm phòng khách, gian hữu làm phương trượng của sư trụ trì. Trai phòng và Trù phòng cất riêng ở phía Đông.
Tại gian giữa, khám thờ Tổ được đặt trên bệ cao. Trong khám tôn trí long vị, bài vị từ Tổ khai sơn đến trụ trì thứ 10. Long vị và di ảnh vị trụ trì thứ 11 tịch cách đây trên 10 năm là Thượng tọa Bình Chánh được thờ trên án trước khám. Hai bên khám có câu liễn:
壹 葦 航 來 開 化 東 土
百 川 到 海 迥 絕 異 流
Phiên âm:
Nhất vỹ hàng lai khai hóa Đông Độ,
Bách xuyên đáo hải huýnh tuyệt dị lưu1.
Dịch nghĩa:
Một nhánh lau thay đò, mở mang Đông Độ,
Trăm con sông đến biển, khác hẳn dị lưu.
Trước khám có bức hoành:
鷲 巖 疊 峙
THỨU NHAM ĐIỆP TRĨ
(Chồng thêm mấy ngọn đồi đứng đối diện với đỉnh Linh Thứu)
Tấm hoành nầy do các chùa trong môn phái Sơn Long mừng chùa
* Trang 203 *
Bên dưới có câu liễn mới làm trong vòng mươi năm nay:
衣 缽 真 傳 明 海 粘 花 法 身 開 悟
印 心 正 統 實 燈 問 石 佛 性 發 明
……
Tổ đường chùa Sơn Long (cũ).
ảnh Như Tịnh (2005)
* Trang 204 *
ảnh Như Tịnh (2011)
Y bát chân truyền, Minh Hải niêm hoa pháp thân khai ngộ,
Ấn tâm chánh thống, Thiệt Đăng vấn thạch Phật tánh phát minh2
Vế sau mượn điển “Ngoan thạch điểm đầu”: Cuối đời Đông Tấn có sư Trúc Đạo Sinh mở đạo tràng tại chùa Hổ Khâu giảng kinh mà người không tin, Sư bèn vào núi
* Trang 205 *
Y bát chân truyền, Minh Hải thấy Phật cầm hoa miệng liền mỉm cười, pháp thân khai ngộ,
Ấn tâm chánh thống, Thiệt Đăng xếp đá giảng kinh, đá cũng gật đầu, tánh Phật phát minh.
Câu liễn này mới làm trong những năm gần đây, chưa biết tác giả là ai, ngoài ý nghĩa xưng tụng hai vị Thiền sư Minh Hải và Thiệt Đăng còn ngầm ý muốn bảo hai vị có quan hệ thầy trò theo kệ phái Minh Hải biệt xuất. Tại chùa, ngoài câu liễn nầy, không có tư liệu nào, cho đến long vị Tổ Minh Hải cũng không, mà liễn thì mới làm nên dễ khiến có người nghĩ rằng Tổ Thiệt Đăng không xuất từ cửa Chúc Thánh ở Quảng Nam mà xuất từ chùa Thập Tháp ở Bình Định theo kệ phái Tổ Định Tuyết Phong do Tổ sư Nguyên Thiều truyền. Tạm theo kiến giải “Bản Lược Sử Chùa Sơn Long”, chờ xác minh sau.
Tại nhà Tổ có một câu liễn cổ, nguyên văn:
座 下 蓮 花 占 斷 西 湖 三 月 景
瓶 中 楊 柳 分 來 南 海 一 枝 香
乾 隆 九 年 季 冬 吉 旦
沐 恩 弟 子 綏 福 子 敬 奉
Phiên âm:
Tọa hạ liên hoa, chiếm đoạn Tây hồ tam nguyệt cảnh
Bình trung dương liễu, phân lai nam hải nhất chi hương.
Càn Long cửu niên quý đông cát đán
Mộc ân đệ tử Tuy Phước tử kính phụng
Minh Hải tức thiền sư Minh Hải Pháp Bảo, khai Tổ chùa Chúc Thánh ở Quảng Nam, biệt xuất bài kệ mở đầu bằng câu “Minh thiệt pháp toàn chương…” lập thành phái Chúc Thánh truyền ở Đàng Trong.
Thiệt Đăng tức thiền sư Thiệt Đăng Bảo Quang, khai Tổ chùa Giang Long, tiền thân chùa Sơn Long hiện nay.
* Trang 206 *
Dưới tòa hoa sen, chiếm đứt Tây hồ cảnh xuân ba tháng,
Trong bình dương liễu, chia cho Nam hải hương ngát một cành.
Càn Long năm thứ 9 (1744), tháng Chạp ngày tốt
Tuy Phước tử là đệ tử từng chịu ơn Thầy, kính phụng.
Vị thầy được đệ tử cúng liễn vào năm 1744 là Thiền sư Thiệt Đăng Bảo Quang có niên đại sinh Kỷ Mão (1699), tịch Nhâm Dần (1782) khai sơn chùa Giang Long tiền thân chùa Sơn Long hiện nay. Còn đệ tử cúng liễn là người Trung Hoa, từng chịu ơn thầy cứu tử hoặc giáo hóa tại Quy Nhơn, sau về nước tạo liễn gởi sang cúng dường. Nửa sau vế sau câu liễn có những chữ “Phân lai Nam hải nhất chi hương”: Chia sang Nam hải một cành hương. Cho phép tôi đoán rằng liễn được gởi sang cúng vào dịp thầy khai sơn chùa Giang Long. Còn Tuy Phước tử là ai? Có thể hiểu người cúng liễn làm quan nhà Thanh được phong tước tử mỹ hiệu là Tuy Phước hoặc là người xuất từ một vọng tộc ở Mãn Châu có tên Tuy Phước. Lưu ý rằng vào thời điểm nầy (1744) hai chữ Tuy Phước chưa được dùng để đặt tên huyện. Phải đợi đến năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) huyện Tuy Viễn chia làm 2 là Tuy Viễn và Tuy Phước đều thuộc phủ An Nhơn, bấy giờ mới có địa danh Tuy Phước. Vậy “Tuy Phước tử” không phải “người ở huyện Tuy Phước” như có người lầm tưởng.
Cảnh quan chùa Sơn Long được mô tả từ đầu tới giờ do công xây dựng của vị trụ trì thứ 11 là Thượng tọa Bình Chánh vào năm 1958, quy mô còn tới ngày nay.
Phía Tây chùa là khu bảo tháp, nơi an nghỉ của lịch đại trụ trì chùa Sơn Long, từ Tổ khai sơn tịch năm 1781 đến Thượng tọa Bình Chánh tịch năm 1983. Ngoài ra còn có tháp người cùng môn phái Chúc Thánh là Thượng tọa Huyền Ấn trụ trì chùa Bích Liên, An Nhơn tịch tại chùa Minh Tịnh, Quy Nhơn vào năm 1988 nhập tháp tại đây.
Phía Tây khu bảo tháp có ba công trình nữa được đương kim trụ trì Thích Đồng Đức xây dựng trong vòng mười năm nay. Đó là: Tượng đài Thích Ca, tượng đài Quan Âm và chùa Một Cột thờ Bồ tát Di Lặc.
Ba công trình mới làm nói trên đã tạo thêm mỹ quan cho chùa Sơn Long, khả dĩ hấp dẫn du khách hành hương và vãn cảnh
* Trang 207 *
ảnh Đồng Đức (1998)
Khảo sát bài vị Thiền sư Thiệt Đăng, tôi có mấy điểm nghĩ khác tác giả bản lược sử nêu trên (Bản lược sử tr 1-2).
* Trang 208 *
2. Thiền sư Thiệt Đăng chưa hẳn là khai Tổ chùa Giang Long. Bởi lẽ bài vị chỉ đề “Giang Long đường thượng” có nghĩa là “bề trên chùa Gang Long”. Tuy nhiên, “Mộ của Ngài hiện còn tại đồi Trường Úc, hướng Bắc Tổ đình Sơn Long” (bản lược sử, tr. 3) vừa được đương kim trụ trì cải táng về khu bảo tháp cách đây vài năm, nhìn lại các ngôi tháp thì trên Ngài không có ai nên có thể tạm chấp nhận quan điểm tác giả bản lược sử mà tôn Ngài làm khai Tổ chùa Giang Long, tiền thân chùa Sơn Long ngày nay.
3. Chùa Giang Long chưa thể được Thiền sư Thiệt Đăng khai sơn vào khoảng 1680-1690. Bởi lẽ niên đại sinh tịch bằng dương lịch của Tổ Minh Hải Pháp Bảo và Thiền sư Thiệt Đăng Bảo Quang do tác giả bản lược sử đưa ra làm cái mốc đoán định năm khai sơn cần phải xét lại.
Niên đại sinh tịch đầu tiên được xét tới là của Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo. Theo tác giả bản lược sử thì Ngài sinh năm Canh Tuất (1610) nhưng theo Nguyễn Hiền Đức thì cũng là Canh Tuất mà là Canh Tuất của 60 năm sau, năm 1670 ( Xem lịch sử Phật Giáo Đàng Trong của Nguyễn Hiền Đức, NXB TP.HCM, năm 1995, tập II, tr.8).
Sở dĩ có sự chênh lệch nói trên bởi ông Nguyễn Hiền Đức vin vào truyền thuyết cho rằng Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo là đệ tử Tổ sư Nguyên Thiều thì tuổi tác nhất định phải nhỏ thua thầy. Còn tác giả bản lược sử thì theo kiến giải của Thượng tọa Mật Thể. “…Vậy ta có thể bảo những Ngài như Minh Hoằng Tử Dung, Minh Hải Pháp Bảo, Minh Hành Tại Tại chỉ là những Ngài nằm dưới ngài Nguyên Thiều một chữ, gọi Ngài là Sư thúc hoặc Sư bá gì chớ chưa hẳn là đệ tử của Ngài cả” (Việt Nam Phật giáo sử lược của Mật Thể, Minh Đức xuất bản, tr.194)
Ta đã biết Tổ sư Nguyên Thiều còn có pháp danh Siêu Bạch cùng với 3 ngài có pháp danh khởi đầu bằng chữ Minh nói trên thuộc kệ phái Tổ Định Tuyết Phong: Hành Siêu Minh Thiệt Tế. Tổ Nguyên
* Trang 209 *
Vậy niên đại sinh tịch của Ngài Minh Hải Pháp Bảo được tôi đoán định là: Sinh Canh Tuất (1670), tịch Bính Dần (1746).
Trên cơ sở đó, niên đại sinh tịch của Thiền sư Thiệt Đăng Bảo Quang đều phải lùi lại 60 năm, tức sinh Kỷ Mão (1699), tịch Nhâm Dần (1782), tức sống cùng thời với huynh đệ đồng sư là Thiền sư Thiệt Dinh Chánh Hiển (1712-1796): khai tổ chùa Phước Lâm, Quảng Nam và với huynh đệ đồng đời pháp với Thiền sư Thiệt Kiến Liễu Triệt (1702-1764): trụ trì chùa Thập Tháp, Bình Định (đời 35).
Do đó, năm khai sơn chùa Giang Long cũng phải lùi lại. Theo tôi, sự cố ấy có thể diễn ra vào năm Giáp Tý (1744), năm có câu liễn cổ còn sót lại đã nói trên kia.
Theo tác giả bản lược sử thì thoạt kỳ thủy, chùa Giang Long tọa lạc tại sườn núi Trường Úc, cách chùa Sơn Long hiện nay khoảng 300m về hướng Tây Bắc, gần mộ cũ của Tổ được tôn là Khai tổ Thiệt Đăng, ban đầu chùa bằng gỗ lợp tranh.
Đến đời pháp tôn của Khai tổ Thiệt Đăng là Thiền sư Chương Nghĩa Thanh Tuyền, đời pháp 38, thì dời chùa xuống tại vị trí chùa Sơn Long hiện nay, cất theo kiểu chữ Môn [門] đều bằng nhà lá mái, đổi tên thành Sơn Long tự.
* Trang 210 *
ảnh Như Tịnh (2011)
Đến đời Thượng tọa Thị Sa Bình Chánh, đời pháp 42, làm trụ trì vào năm 1958 triệt bỏ toàn bộ, thay tranh làm ngói, bình diện kiến trúc theo hình chữ [口], y theo nền cũ và giữ đúng tọa hướng ban đầu. Sau cuộc chiến tranh vừa qua, chùa có sửa sang tu bổ chút đỉnh nên diện mạo trông dễ coi, chưa đến nỗi xuống cấp.
* Trang 211 *
….
ảnh Như Tịnh (2011).
Húy Thiệt Đăng, hiệu Bảo Quang, đời pháp 35 kệ phái Minh Hải Pháp Bảo. Đệ tử Tổ Minh Hải Pháp Bảo (1670-1746) khai sơn chùa Chúc Thánh, Quảng Nam. Thiền sư Thiệt Đăng thế danh là gì, quê quán ở đâu, vào cửa Chúc Thánh vào năm nào v.v… không có tư liệu nào nói tới. Chỉ biết Ngài sinh năm Kỷ Mão (1699) không rõ tháng, ngày giờ, tịch giờ Dậu ngày 21 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782), thọ 83 tuổi dương, 84 tuổi âm, có thể khai sơn chùa Giang Long vào năm Giáp Tý (1744), mộ táng Tây Bắc chùa Sơn Long, vừa được cải táng tại khu bảo tháp cách đây vài năm.
Lòng vị ghi:
* Trang 212 *
原 生 己 卯 年 昧 月 日 時 來
壬 寅 年 孟 春 二 十 一 日 酉 時 去
Phiên âm:
Tự Lâm Tế Tam Thập Ngũ Thế Giang Long Đường Thượng thượng BẢO hạ QUANG Húy THIỆT ĐĂNG Hòa Thượng Giác Linh Nghê Tòa.
Nguyên sinh Kỷ Mão niên muội nguyệt nhật thời lai.
Nhâm Dần niên Mạnh xuân nhị thập nhất nhật Dậu thời khứ.
Dịch nghĩa:
Tòa sư tử, nơi ngự của Giác linh Hòa thượng pháp danh Thiệt Đăng, pháp hiệu Bảo Quang, đời pháp 35, bề trên chùa Giang Long, nối tiếp tông Lâm Tế.
Nguyên sinh năm Kỷ Mão (1699), chưa rõ tháng ngày giờ.
Tịch năm Nhâm Dần (1782) tháng Giêng ngày 21 giờ Dậu.
Ngài tịch, chẳng hiểu sao không truyền cho đệ tử mà người thừa kế lại thuộc hệ phái khác. Sau Ngài, phái Minh Hải Pháp Bảo bị gián đoạn 2 đời pháp 36, 37.
2. Trụ trì: Thiền sư Tịch Lý, tự Điều Thuận, hiệu Thanh Thiện, đời pháp 37 kệ phái Trí Bản Đột Không. Có lẽ kế thừa ngôi trụ trì Giang Long tự sau khi Tổ Thiệt Đăng quy tịch. Tháp Ngài xây khiêm tốn cạnh Quốc lộ 1 cũ (tức con lộ chạy ngang trước chùa hiện nay) về hướng Đông Nam chùa Sơn Long. Kỵ Ngài nhằm ngày 18 tháng 8. Long vị không còn.
3. Thiền sư Khai sơn chùa Sơn Long:
Ngài pháp danh Chương Nghĩa, pháp tự Tuyên Đức, pháp hiệu Thanh Nguyên, đời pháp 38 kệ phái Minh Hải Pháp Bảo.
* Trang 213 *
ảnh Như Tịnh (2005)
* Trang 214 *
Chưa rõ đệ tử ai. Theo long vị thì Ngài sinh năm Tân Hợi (1791) có xuất gia từ đồng ấu thì cũng 20 tuổi mới thọ Đại giới, ngoài 30 tuổi mới được phó pháp làm Đại sư đứng khai sơn hoặc trụ trì chùa. Thế tất Ngài thiên di chùa Giang Long trên lưng chừng núi Trường Úc xuống chân núi nầy, xây dựng xong rồi khai sơn cải hiệu thành Sơn Long Tự, trong khoảng thập niên 1821-1831, nhằm Minh Mệnh 2 đến Minh Mệnh 12. Ngài là Tổ khai sơn chùa Sơn Long hiện nay.
Tháp Ngài nằm trong khu Bảo tháp. Long vị thờ tại nhà Tổ ghi:
嗣 祖 三 十 八 世 諱 彰 義 號 清 源 大 師 覺 靈 座 位
辛 亥 年 九 月 十 九 日 來
甲 子 年 三 月 二 十 七 日 去
Phiên âm:
Tự Tổ Tam Thập Bát Thế Huý CHƯƠNG NGHĨA Hiệu THANH NGUYÊN Đại Sư Giác Linh Tọa Vị
Tân Hợi niên cửu nguyệt thập cửu nhật lai
Giáp Tý niên tam nguyệt nhị thập thất nhật khứ
Dịch nghĩa:
Long vị, nơi ngự của giác linh Đại sư pháp danh Chương Nghĩa, pháp hiệu Thanh Nguyên, đời pháp 38 nối theo chư Tổ.
Sinh năm Tân Hợi (1791) tháng 9 ngày 19.
Tịch năm Giáp Tý (1864) tháng 3 ngày 27.
Thọ 73 tuổi dương tức 74 tuổi âm. Còn làm viện chủ đến hai lớp trụ trì sau Ngài.
4. Trụ trì: Thiền sư Ấn Hải, hiệu Viên Thông, đời pháp 39 kệ phái Minh Hải Pháp Bảo. Đệ tử Hòa thượng Chương Bảo Liễu Tạng chùa Khánh Lâm. Căn cứ theo long vị thì biết được rằng trước khi làm trụ trì Sơn Long thì Ngài từng làm trụ trì chùa Phước Điền cùng huyện,
* Trang 215 *
Tháp Ngài trong khu Bảo tháp.
Long vị hiện còn, được thờ tại nhà Tổ. Lòng vị ghi:
嗣 臨 濟 正 宗 三 十 九 世 福 田 堂 上 敕 賜 十 塔 寺 住 持 諱 印 海 上 圓 下 通 羯 磨 和 尚 覺 靈 蓮 座
丁 亥 年 六 月 二 十 日 辰 刻 來
乙 未 年 二 月 初 七 日 子 刻 去
Phiên âm:
Tự Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập Cửu Thế Phước Điền Đường Thượng Sắc Tứ Thập Tháp Tự Trụ Trì Húy ẤN HẢI Thượng VIÊN hạ THÔNG Yết Ma Hoà Thượng Giác Linh Liên Tòa.
Đinh Hợi niên lục nguyệt nhị thập nhật Thìn khắc lai.
Ất Mùi niên nhị nguyệt sơ thất nhật Tý khắc khứ.
Dịch nghĩa:
Tòa sen của Yết-ma Hòa thượng Pháp danh Ấn Hải, pháp hiệu Viên Thông, đời pháp thứ 39 tông chánh Lâm Tế, bề trên chùa Phước Điền, từng làm trụ trì chùa Thập Tháp được Sắc tứ.
Sinh năm Đinh Hợi (1767) tháng 6 ngày 20 giờ Thìn.
Tịch năm Ất Hợi (1835) tháng 2 ngày 7 giờ Tý.
5. Trụ trì: Thiền sư Ấn Hoàn, tự Tuyên Khánh, hiệu Thiện Hòa, đời pháp 39 kệ phái Minh Hải Pháp Bảo, đệ tử Thiền sư Toàn Tín chùa Khánh Lâm, cầu pháp Thiền sư Chương Nghĩa chùa Sơn Long, được vị thầy phú pháp là Chương Nghĩa Đại sư cử làm trụ trì chùa Sơn Long sau khi Thiền sư Ấn Hải Viên Thông quy tịch. Bản lược sử viết: “Ngài sinh năm Tân Tỵ (1811), Tây khứ giờ Tỵ ngày Rằm tháng Chạp năm Kỷ Sửu (1889) trên giàn hỏa do Ngài tự tạo sau khi mãn khóa Kiết Đông, thọ 79 tuổi”. Tháp Ngài ở trong khu Bảo tháp. Long vị thờ tại nhà Tổ, lòng vị ghi niên đại tịch khác bản lược sử:
* Trang 216 *
辛 巳 年 七 月 二 十 八 日 酉 辰 來
己 巳 年 十 二 月 十 五 日 卯 辰 去
Phiên âm:
Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập Cửu Thế Sơn Long Đường Thượng Tánh BÙI Húy ẤN HOÀN Hiệu THIỆN HÒA A Xà Lê Đại Sư Giác Linh Chi Tọa Vị.
Tân Tỵ niên thất nguyệt nhị thập bát nhật Dậu thời lai.
Kỷ Tỵ niên thập nhị nguyệt thập ngũ nhật Mão thời khứ.
Dịch nghĩa:
Nơi ngự của Giác linh A-xà-lê Đại sư Pháp danh Ấn Hoàn, pháp hiệu Thiện Hòa, họ Bùi, đời pháp 39 tông chánh Lâm Tế, làm trụ trì chùa Sơn Long.
Sinh năm Tân Tỵ (1811), tháng 7 ngày 28 giờ Dậu.
Tịch năm Kỷ Tỵ (1869), tháng Chạp ngày Rằm giờ Mão.
Theo đây thì Ngài thọ 58 tuổi dương tức 59 tuổi âm.
6. Trụ trì: Thiền sư Chơn Định, tự Đạo Đoan, hiệu Chí Hạnh, đời pháp 40, đệ tử Hòa thượng Ấn Hải Viên Thông, kế vị sư thúc Ấn Hoàn Thiện Hòa làm trụ trì Sơn Long tự sau khi sư thúc quy tịch. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1802) tịch năm Canh Dần (1890), thọ 88 tuổi dương tức 89 tuổi âm. Tháp ở hướng Đông Bắc ngoại vi chùa Sơn Long.
Bài vị hiện còn, thờ tại nhà Tổ, lòng vị ghi:
嗣 臨 濟 正 宗 四 十 世 豐 光 堂 上 住 持 張 諱 上 真 下 定 號 志 幸 大 師 覺 靈
壬 戌 年 六 月 昧 日 辰 來
庚 寅 年 六 月 初 三 日 辰 刻 去
Phiên âm:
Tự Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Thế Phong Quang Đường Thượng Trụ Trì Trương Húy thượng CHƠN hạ ĐỊNH Hiệu CHÍ HẠNH Đại Sư Giác Linh.
Nhâm Tuất niên lục nguyệt muội nhật thời lai
Canh Dần niên lục nguyệt sơ tam nhật Thìn khắc khứ.
* Trang 217 *
Sinh năm Nhâm Tuất (1802), tháng 6 chưa rõ ngày giờ.
Tịch năm Canh Dần (1890), tháng 6 ngày 3 giờ Thìn.
7. Trụ trì: Thiền sư Chơn Tâm, tự Đạo Hạnh, hiệu Phước Quang, đời pháp 40, đệ tử Hòa thượng Ấn Hải Viên Thông, kế vị sư huynh Chơn Định Chí Hạnh làm trụ trì Sơn Long tự sau khi sư huynh quy tịch. Ngài sinh năm Kỷ Mùi (1859), tịch năm Bính Tuất (1946) thế thọ 87 tuổi dương tức 88 tuổi âm. Tháp Ngài trong khu bảo tháp. Bài vị thờ tại nhà Tổ, lòng vị ghi:
嗣 臨 濟 正 宗 四 十 世 山 龍 寺 諱 上 真 下 心 號 福 光 大 老 和 尚 覺 靈 座
己 未 年 昧 月 日 辰 來
丙 戌 年 十 二 月 十 八 日 午 刻 去
Phiên âm:
Tự Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Thế Sơn Long Tự Húy thượng CHƠN hạ TÂM Hiệu PHƯỚC QUANG Đại Lão Hòa Thượng Giác Linh Tòa.
Kỷ Mùi niên muội nguyệt nhật thời lai.
Bính Tuất niên thập nhị nguyệt thập bát nhật Ngọ khắc khứ.
Dịch nghĩa:
Nơi ngự của Giác linh Đại lão Hòa thượng Pháp danh Chơn Tâm, Pháp hiệu Phước Quang, đời pháp 40 nối tiếp tông chánh Lâm Tế làm trụ trì chùa Sơn Long.
Sinh năm Kỷ Mùi (1859) chưa rõ tháng ngày giờ.
Mất năm Bính Tuất (1946), tháng Chạp, ngày 18 giờ Ngọ.
8. Trụ trì: Thiền sư Như Tại hiệu Hoằng Liễu, đời pháp 41, đệ tử Thiền sư Chơn Tâm Phước Quang, được Sư phụ chỉ định làm trụ trì Sơn Long tự năm 1916. Ngài sinh năm Quý Mùi (1883), tịch năm Tân Mùi (1931), thế thọ 48 tuổi dương tức 49 tuổi âm. Tháp Ngài trong khu Bảo tháp góc Tây Bắc. Long vị thờ tại nhà Tổ, lòng vị ghi:
* Trang 218 *
癸 未 年 昧 月 日 辰 來
辛 未 年 二 月 十 一 日 去
Phiên âm:
Tự Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Nhất Thế Thị Lộc Am Phó Sự Húy NHƯ TẠI Hiệu HOẰNG LIỄU Đại Sư Giác Linh.
Quý Mùi niên muội nguyệt nhật thời lai.
Tân Mùi niên nhị nguyệt thập nhất nhật khứ.
Dịch nghĩa:
(Nơi ngự của) Giác linh Đại sư Pháp danh Như Tại, Pháp hiệu Hoằng Liễu, đời pháp thứ 41, nối tiếp tông chánh Lâm Tế, làm Phó sự am Thị Lộc.
Sinh năm Quý Mùi (1883), chưa rõ tháng ngày giờ.
Tịch năm Tân Mùi (1931), tháng 2 ngày 11.
9. Trụ trì: Thiền sư Như Chất hiệu Hoằng Ngữ, đời pháp 41, đệ tử Thiền sư Chơn Tâm Phước Quang, kế vị sư huynh Như Tại Hoằng Liễu làm trụ trì Sơn Long tự sau khi sư huynh quy tịch. Ngài sinh năm Kỷ Mão (1879), tịch năm Ất Dậu (1945), thế thọ 66 tuổi dương tức 67 tuổi âm. Tháp trong khu bảo tháp. Bài vị thờ tại nhà Tổ, lòng vị ghi:
臨 濟 正 宗 四 十 一 世 山 龍 寺 和 尚 上 如 下 質 號 弘 語 覺 靈 之 位
己 卯 年 昧 月 日 辰 來
乙 酉 年 六 月 初 七 日 去
Phiên âm:
Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Nhất Thế Sơn Long Tự Hòa Thượng thượng NHƯ hạ CHẤT Hiệu HOẰNG NGỮ Giác Linh Chi Vị.
Kỷ Mão niên muội nguyệt nhật thời lai.
Ất Dậu niên lục nguyệt sơ thất nhật khứ.
Dịch Nghĩa:
Long vị của Giác linh Hòa thượng Pháp danh Như Chất, Pháp hiệu Hoằng Ngữ, đời pháp 41, tông chánh Lâm Tế, làm trụ trì chùa Sơn Long.
* Trang 219 *
Tịch năm Ất Dậu (1945) tháng 6 ngày 7.
10. Trụ trì: Thiền sư Thị Đạo, tự Diệu Tâm, hiệu Bình Khánh, đời pháp 42, đệ tử Thiền sư Như Chất Hoằng Ngữ, kế vị thầy làm trụ trì Sơn Long tự sau khi thầy quy tịch. Thiền sư tên Hồ Cận, sinh năm Kỷ Dậu (1909) tại thôn Bình An, xã Phước Thành. Đồng ấu xuất gia. Theo Tác giả bản lược sử thì : “Năm Quý Tỵ (1953), thầy Bình Khánh lâm trọng bệnh, tự xét mình không thể kham nổi công việc chùa nên ngày 10.2.1954 (18 tháng Giêng năm Giáp Ngọ) thầy đã giao Tổ đình Sơn Long lại cho Môn phái đề nghị trạch cử vị trụ trì khác. Khi ấy Môn phái được triệu tập cuộc họp dưới quyền chủ tọa của Hòa thượng Hoằng Thông và Thượng tọa Giác Đạo làm thư ký. Trong cuộc họp nầy, Môn phái đã tuyển cử Thượng tọa Bình Chánh làm trụ trì, Thượng tọa Giác Hoa làm Giám tự”. Năm Bính Thân (1956), Thượng tọa Thị Đạo Bình Khánh được Môn phái suy cử làm trụ trì chùa Gia Khánh ở xã Phước Lộc.
Hòa thượng Thị Sa Bình Chánh.
ảnh Như Tịnh (2011)
11. Trụ trì: Thiền sư Thị Sa, tự Từ Dung, hiệu Bình Chánh, đời pháp 42, đệ tử Thiền sư Như Chất Hoằng Ngữ, pháp đệ Thiền sư Thị Đạo Bình Khánh kế thừa trụ trì chùa Sơn Long vào năm 1954 sau khi sư huynh từ nhiệm. Thiền sư Bình Chánh thế danh Nguyễn Văn Hạnh, sinh năm Bính Thìn (1916). Ngài thọ Đại giới ngày 15 tháng 6 năm Bính Tý (1936) tại giới đàn chùa Sắc tứ Phước Sơn, Bồng Sơn do Hòa thượng Tường Quang làm Đường đầu, sau đó Ngài từng vào tham học tại Phật học
* Trang 220 *
Ngài là người có công rất lớn trong việc trùng tu Tổ đình Sơn Long. Điều này được Thượng tọa Đỗng Quán viết trong bản lược sử như sau: ” Thượng tọa Bình Chánh làm trụ trì đã đem lại sinh khí cho Tổ đình Sơn Long. Thượng tọa tu học uyên bác, Hán Việt tinh thông, trác hạnh dị thường. Chính Ngài đã tái thiết tự viện khang trang như ngày nay. Tuy vậy, Thượng tọa rất hiếm đệ tử, duy chỉ có Đồng Đức, thế danh Võ Ngọc Công là người được Thượng tọa thu nhận và dìu dắt”.
Thượng tọa viên tịch giờ Mùi ngày mồng 4 tháng 3 năm Ất Sửu (1985), thế thọ 69 tuổi dương, tức 70 tuổi âm. Tháp trong khu bảo tháp, long vị thờ tại Tổ đường, lòng vị ghi:
臨 濟 四 十 二 世 山 龍 堂 上 住 持 諱 是 沙 號 慈 容 和 尚 覺 靈 座 位
丙 辰 年 六 月 初 九 日 醜 刻 來
乙 醜 年 三 月 初 四 日 未 刻 去
Phiên âm:
Lâm Tế Tứ Thập Nhị Thế Sơn Long Đường Thượng Trụ Trì Húy THỊ SA Hiệu TỪ DUNG Hòa Thượng Giác Linh Tọa Vị.
Bính Thìn niên lục nguyệt sơ cửu nhật Sửu khắc lai.
Ất Sửu niên tam nguyệt sơ tứ nhật Mùi khắc khứ.
Dịch nghĩa:
Long vị nơi ngự của Giác linh Hòa thượng Pháp danh Thị Sa, Pháp hiệu Từ Dung, đời pháp 42 tông Lâm Tế, trụ trì chùa Sơn Long.
Sinh năm Bính Thìn (1916), tháng 6 ngày 9 giờ Sửu.
Tịch năm Ất Sửu (1985), tháng 3 ngày 4 giờ Mùi.
* Trang 221 *
ảnh Như Tịnh (2011)
Thế danh Võ Ngọc Công, sinh năm Mậu Tuất (1958) tại thôn Hưng Trị, xã Cát Thắng, huyện Phù Cát. Tám tuổi xuất gia tại chùa Liên Tôn. Mười hai tuổi được bổn sư là Thượng tọa Bình Chánh, trụ trì chùa Sơn Long làm lễ thế độ tại chùa nầy.
Năm Kỷ Tỵ (1989), thọ Đại giới tại chùa Long Khánh, Quy Nhơn do Hòa thượng Thích Giải An làm Đường đầu. Lúc này, Hòa thượng Bình Chánh đã viên tịch nên Ngài cầu pháp với Hòa thượng Bảo An, trưởng môn phái với pháp tự Thông Luận. Về thế học, Thượng tọa đã xong chương trình Trung cấp, về Phật học thì được sự giáo dưỡng của bổn sư trong nhiều năm cũng như tham gia các khóa Giảng sư tại Ấn Quang và Quy Nhơn.
Từ ngày đảm đương trách nhiệm trụ trì Sơn Long tự đến nay, Thượng tọa đã không ngừng củng cố tự viện, mở rộng cửa tiếp tăng độ chúng, xây dựng tượng đài và chùa Một Cột, cải táng và xây tháp khai tổ, xây tháp bổn sư v.v… năng nổ hoạt động Phật sự không biết mệt mỏi khiến Tổ đình Sơn Long ngày càng khởi sắc. Công đức ấy đáng tán dương.
Để giúp độc giả tiện theo dõi trụ trì chùa Sơn Long trải các đời, xin mời xem biểu đồ sau đây:
* Trang 222 *
Kệ Phái | Số TT | Thời Gian | Chức Danh | Đời Pháp | Đạo Hiệu |
Minh Hải Pháp Bảo Minh Thiệt Pháp Toàn Chương 34 35 36 37 38 | 01. | 1744-1782 | Tổ khai sáng | 35 | Thiệt Đăng Bảo Quang |
Trí Bản Đột Không Tịch Chiếu Phổ Thông 37 38 39 40 | 02. | 1782-….? | Trụ trì | 37 | Tịch Lý Thanh Thiện |
Minh Hải Pháp Bảo Minh Thiệt Pháp Toàn Chương 34 35 36 37 38 Ấn Chơn Như Thị Đồng 39 40 41 42 43 | 03. 04. 05. 06. 07. 08. 09. 10. 11. 12 | 1821-1831 1831-1864 . . . .?-1835 1835-1869 1869-1890 1890-1916 1916-1946 1916-1931 1931-1945 1945-1954 1954-1985 1985 đến nay | Khai sơn Viện chủ Trụ trì Trụ trì Trụ trì Trụ trì Viện chủ Trụ trì Trụ trì Trụ trì Trụ trì Trụ trì | 38 39 39 40 40 41 41 42 42 43 | Chương Nghĩa Thanh Nguyên Ấn Hải Viên Thông Ấn Hoàn Thiện Hòa Chơn Định Chí Hạnh Chơn Tâm Phước Quang Như Tại Hoằng Liễu Như Chất Hoằng Ngữ Thị Đạo Bình Khánh Thị Sa Bình Chánh Đồng Đức Bích Thiên |
* Trang 223 *
Hàm Long Sơn Hoài Cổ
Hòn Úc xưa kia bãi chiến trường
Tây Sơn sự nghiệp khí còn vương
Cây rừng đã thấm bao nhiêu máu?
Đá núi từng vùi mấy lớp xương?
Tuy bại sử xanh ngàn thuở nhắc,
Dù vong lòng đỏ vạn đời thương.
Oan hồn ví hẳn còn đâu đó,
Siêu độ nhờ chùa một nén hương.
Lộc Xuyên
(Lộc Xuyên Đặng Quý Địch. 2012. Những Ngôi Chùa Tiêu Biểu Trong tỉnh Bình Định. NXB Đà Nẵng.) (nguồn: vnbet.vn)
Chú thích:
Chùa Sơn Long đang được Thượng tọa Đồng Đức đại trùng tu toàn bộ theo kiến trúc một tầng và một trệt. Tầng lầu làm Chánh điện và tầng trệt làm Giảng đường.
* Trang 224 *